0946 069 661 | 0946 321 481 | Ôn cấp tốc THPT toán | Học tại trung tâm

TRUNG TÂM DẠY KÈM TRỌNG TÍN

GIỚI THIỆU GIA SƯ DẠY KÈM TẠI NHÀ
CÓ LỚP HỌC TOÁN, LÍ, HOÁ TẠI TRUNG TÂM

Giáo viên dạy kèm lớp 1 đến 12, ôn thi vào lớp 10, THPT
Gia sư giỏi kinh nghiệm dạy kèm tại nhà uy tín tại Tp.HCM

CUNG CẤP GIÁO VIÊN DẠY KÈM

LỚP 1->12, ÔN THI LỚP 10, THPT

Dạy kèm tại nhà học sinh

Đăng ký dạy kèm

Lớp dạy kèm mới

............................. 0946 321 481

LỚP HỌC TẠI TRUNG TÂM

TOÁN, LÍ, HOÁ 6->12

Học tại trung tâm  Thời khoá biểu  Học phí ............................. 0946 069 661

 Chào mừng quý khách đến với website: giasutrongtin.vn chạm tay vào số điện thoại để gọi, chân thành cảm ơn quý khách và hẹn gặp lại 

TẬN TÂM, HIỆU QUẢ

 Bạn đang lo lắng kết quả học tập của con mình?

Bạn cần tìm giáo viên dạy kèm tại nhà?

 Giáo viên dạy kèm hiệu quả trong thời gian ngắn. 

Có lớp toán, lí, hoá 6 đến 12 tại trung tâm.

Zalo: 0946069661

Trung Tâm Dạy Kèm Trọng Tín >> Tâm lý lứa tuổi >> ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ CỦA HỌC SINH THCS

ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ CỦA HỌC SINH THCS

BÀI THU HOẠCH: MODULE THCS 1: ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ CỦA HỌC SINH THCS

  1. MỤC TIÊU

Về kiến thức

          Nắm được vị trí, ý nghĩa của giai đoạn phát triển tuổi HS THCS trong sự phát triển cả đời người, những biến đổi mạnh mẽ về mọi mặt của sự phát triển lứa tuổi: về thể chất, về nhận thức, về giao tiếp, về nhân cách…

Về kỹ năng

          Vận dụng các hiểu biết về đặc điểm tâm, sinh lý của HS THCS, những thuận lợi và khó khăn của lứa tuổi vào việc giảng dạy và giáo dục HS có hiệu quả.

 Về thái độ

          Thái độ thông cảm, chia sẻ và giúp đỡ HS THCS, đặc biệt với HS cá biệt do các em đang trong giai đoạn phát triển quá độ với nhiều khó khăn.

B. NỘI DUNG

I. Tìm hiểu khái quát về sự phát triển sinh lý, tâm lý của lứa tuổi học sinh THCS

1. Vị trí, ý nghĩa của giai đoạn tuổi học sinh trung học cơ sờ trong sự phát triển con người

          Lứa tuổi HS THCS bao gồm những em có độ tuổi từ 11 – 15 tuổi. Đó là những em đang theo học từ lớp 6 đến lớp 9  trưởng THCS.

          Lứa tuổi này còn gọi là lứa tuổi thiếu niên và nó có một vị trí đặc biệt trong quá trình phát triển của trẻ em.

          Tuổi thiếu niên có vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của cả đời người, được thể hiện ở những điểm sau:

          Thứ nhất: Đây là thời kỳ quá độ từ tuổi thơ sang tuổi trường thành, thời kỳ trẻ ờ “ngã ba đường ” của sự phát triển. Trong đó có rất nhiều khả năng, nhiều phương án, nhiều con đường để mỗi trẻ em trở thành một cá nhân. Trong thời kỳ này, nếu sự phát triển được định hướng đúng, được tạo thuận lợi thì trẻ em sẽ trở thành cá nhân thành đạt, công dân tốt. Ngược lại, nếu không được định hướng đúng, bị tác động bởi các yếu tố tiêu cực thì sẽ xuất hiện hàng loạt nguy cơ dẫn trẻ em đến bến bờ của sự phát triển lệch lạc về nhận thức, thái độ, hành vi và nhân cách.

          Thứ hai: Thời kỳ mà tính tích cực xã hội của trẻ em được phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong việc thiết lập các quan hệ bình đẳng với người lớn và bạn ngang hàng, trong việc lĩnh hội các chuẩn mực và giá trị xã hội, thiết kế tương lai của mình và những kế hoạch hành động cá nhân tương ứng.

          Thứ ba: Trong suốt thời kỳ tuổi thiếu niên đều diễn ra sự cấu tạo lại, cải tổ lại, hình thành các cẩu trúc mới về thể chất, sinh lý, về hoạt động, tương tác xã hội và tâm lý, nhân cách, xuất hiện những yếu tổ mới của sự trưởng thành. Từ đó hình thành cơ sở nền tảng và vạch chiều hướng cho sự trưởng thành thực thụ của cá nhân, tạo nên đặc thù riêng của lứa tuổi.

          Thứ tư: Tuổi thiếu niên là giai đoạn khó khăn, phức tạp và đầy mâu thuẫn trong quá trình phát triển.

          Ngay các tên gọi của thời kỳ này: thời kỳ “quá độ”, “tuổi khó khăn”, “tuổi khủng hoảng”… đã nói lên tính phức tạp và quan trọng của những quá trình phát triển diễn ra trong lứa tuổi thiếu niên. Sự phức tạp thể hiện qua tính hai mặt của hoàn cánh phát triển của trẻ. Một mặt có những yếu tổ thức đẩy phát triển tính cách của người lớn. Mặt khác, hoàn cánh sống của các em có những yếu tố kìm hãm sự phát triển tính người lớn: Phần lớn thời gian các em bận học, ít có nghĩa vụ khác với gia đình; nhiều bậc cha mẹ quá chăm sóc trẻ, không để các em phải chăm lo việc gia đình…

2.Các điều kiện phát triển tâm lý của học sinh trung học cơ sở

a. Sự phát triển cơ thể

          Bước vào tuổi thiếu niên có sự cải tổ lại rất mạnh mẽ và sâu sắc về cơ thể, về sinh lý. Trong suốt quá trình trưởng thành và phát triển cơ thể của cá nhân, đây là giai đoạn phát triển nhanh thứ hai, sau giai đoạn sơ sinh. Sự cải tổ về mặt giải phẫu sinh lý của thiếu niên có đặc điểm là: tđộ phát triển cơ thể nhanh, mạnh mẽ, quyết liệt nhưng không cân đối. Đồng thời xuất hiện yếu tố mới mà ở lứa tuổi trước chưa có (sự phát dục). Tác nhân quan trọng ảnh hướng đến sự cải tổ thể chất – sinh lý của tuổi thiếu niên là các hormone, chế độ lao động và dinh dưỡng.

         * Sự phát triển của chiều cao và trọng lượng:

          Chiều cao của các em tăng rất nhanh: trung bình một năm, các em gái cao thêm 5 – 6 cm, các em trai cao thêm 7 – 8 cm. Trọng lượng của các em tăng từ 2 – 5kg /năm, sự tăng vòng ngục của thiếu niên trai và gái…

         Sự gia tốc phát triển về thể chất của trẻ em biểu hiện đặc biệt trong lứa tuổi thiếu niên. Trong khoảng 20 – 30 năm gần đây, thiếu niên phát triển với nhịp độ nhanh chóng, các em trở nên cao, to, khoẻ mạnh hơn những thiếu niên cùng tuổi ở 30 năm trước.

         * Sự phát triển của hệ xương

          Hệ xương đang diễn ra quá trình cốt hoá về hình thái, làm cho thiếu niên lớn lên rất nhanh, xương sọ phần mặt phát triển mạnh. Ở các em gái đang diễn ra quá trình hoàn thiện các mảnh của xương chậu (chứa đựng chức năng làm mẹ sau này) và kết thức vào tuổi 20-21. Bởi vậy, cần tránh cho các em đi giày, guốc cao gót, tránh nhảy quá cao để khỏi ảnh hướng đến chức năng sinh sản của các em.

Từ 12 đến 15 tuổi, phần tăng thêm của xương sống phát triển chậm hơn so với nhịp độ lớn lên về chiều cao của thân thể. Dưới 14 tuổi vẫn còn có các đốt sụn hoàn toàn giữa các đốt xương sống, do đó cột sống dễ bị cong, bị vẹo khi đng, ngồi, vận động, mang vác vật nặng… không đúng tư thế (Sự hỏng tư thế diễn ra nhiều nhất ổ tuổi 11 đến 15). Do đó, cần lưu ý nhắc nhở giúp các em tránh những sai lệch về cột sống.

          * Sự phát triển của hệ cơ:

          Sự tăng khối lượng các bắp thịt và lực của cơ bắp diễn ra mạnh nhất vào cuối thời kỳ dậy thì. Cuối tuổi thiếu niên, cơ thể của các em đã rất khoẻ mạnh (các em trai thích đọ tay, đá bóng để thể hiện sức mạnh của cơ bắp…). Tuy nhiên, cơ thể thiếu niên chóng mệt và các em không làm việc lâu bền như người lớn. Nên chú ý điều đó khi tổ chức lao động, luyện tập thể thao, hoạt động ngoại khoá cho các em.

          Sự phát triển hệ cơ của thiếu niên trai và gái diễn ra theo hai kiểu khác nhau, đặc trưng cho mỗi giới: Các em trai cao nhanh, vai rộng, cơ vai, bắp tay, bắp chân phát triển mạnh, tạo nên sự mạnh mẽ của nam giới sau này. Các em gái tròn chặn dần, ngục nở, xương chậu rộng… tạo nên sự mềm mại, duyên dáng của thiếu nữ. (Song quá trình này kết thức ngoài giới hạn của tuổi thiếu niên).

   b)  Sự phát triển cơ thể của trẻ không cân đối

          Hệ cơ phát triển chậm hơn hệ xương. Trong sự phát triển của hệ xương thì xương tay, xương chân phát triển mạnh nhưng xương lồng ngực phát triển chậm hơn. Sự phát triển giữa xương bàn tay và các xương đốt ngón tay không đồng đều. Sự cải tổ bộ máy vận động làm mất đi sự nhịp nhàng của các cú động, làm thiếu niên lúng túng, vụng về, vận động thiếu hài hoà, nảy sinh ở các em cảm xúc không thoải mái, thiếu tự tin.

          Hệ tim mạch phát triển cũng không cân đối. Thể tích tim tăng nhanh, tim to hơn, hoạt động mạnh hơn, trong khi đường kính của các mạch máu lại phát triển chậm hơn dẫn đến sự rối loạn tạm thời của tuần hoàn máu. Do đó thiếu niên thường bị mệt mới, chóng mặt, nhức đầu, huyết áp tăng… khi phải làm việc quá sức hoặc làm việc trong một thời gian kéo dài.

          Sự phát triển của hệ thần kinh không cân đối. Sự phát triển của hệ thống tín hiệu thứ nhất và tín hiệu thứ hai, giữa hưng phấn và ức chế cũng diễn ra mất cân đối (Quá trình hưng phấn mạnh hơn ức chế).

          * Sự xuất hiện của tuyến sinh dục (hiện tượng dậy thì):

Sự trưởng thành về mặt sinh dục là yếu tổ quan trọng nhất của sự phát triển cơ thể  lứa tuổi thiếu niên.

Dấu hiệu dậy thì ở em gái là sự xuất hiện kinh nguyệt sự phát triển của tuyến vú (vú và núm vú nhô lên, quầng vú rộng) ở em trai là hiện tượng “vỡ giọng”, sự tâng lên của thể tích tinh hoàn và bắt đầu có hiện tượng “mộng tinh”. Tuổi dậy thì ở các em gái Việt Nam vào khoảng từ 12 đến 14 tuổi, ở các em trai bắt đầu và kết thức chậm hơn các em gái khoảng từ 1,5 đến 2 năm.

Dấu hiệu phụ báo hiệu tuổi dậy thì có sự khác nhau giữa các em trai và gái. Các em trai cao rất nhanh, giọng nói ồm ồm, vai to, có ria mép… Các em gái cũng lớn nhanh, thân hình duyên dáng, da dẻ hồng hào, tóc mượt mà, môi đó, giọng nói trong trẻo…

Sự xuất hiện tuổi dậy thì phụ thuộc yếu tố khí hậu, thể chất, dân tộc, chế độ sinh hoạt (vật chất, tinh thần), lối sống… Tuy nhiên, hiện nay do gia tốc phát triển thể chất và phát dục nên tuổi dậy thì có thể đến sớm hơn từ 1,5 đến 2 năm.

Đến 15 – 16 tuổi, giai đoạn dậy thì kết thức. Các em có thể sinh sản được nhưng các em chưa trưởng thành về mặt cơ thể, đặc biệt về mặt tâm lý và xã hội. Bởi vậy lứa tuổi HS THCS được coi là không có sự cân đối giữa việc phát dục, giữa bản năng tương ứng, những tình cảm và ham muốn tình dục với mức độ trưởng thành về xã hội và tâm lý. Vì thế, người lớn (cha mẹ, giáo viên, các nhà giáo dục…) cần hướng dẫn, trợ giúp một cách khéo léo, tế nhị để các em hiểu đúng vấn đề, biết xây dựng mối quan hệ đúng đắn với bạn khác giới… và không băn khoăn lo lắng khi bước vào tuổi dậy thì.

          Đặc điểm về hoạt động của não và thần kinh cấp cao của thiếu niên:

 tuổi thiếu niên, não có sự phát triển mới giúp các chức năng trí tuệ phát triển mạnh mẽ. Các vùng thái dương, vùng đỉnh, vùng trán, các tua nhánh phát triển rất nhanh, tạo điều kiện nối liền các vùng này với vỏ não, các nơron thần kinh được liên kết với nhau, hình thành các chức năng trí tuệ.

Những quá trình hưng phấn chiếm ưu thế rõ rệt ức chế phân biệt bị kém đi, hưng phấn phát triển mạnh, lan toả cả vùng dưới đồi. Vì vậy, thiếu niên dễ bị “hậu đậu”, có nhiều động tác phụ của đầu, chân, tay trong khi vận động hay tham gia các hoạt động. Do các quá trình hưng phấn mạnh, chiếm ưu thế và các quá trình ức chế có điều kiện bị suy giảm nên thiếu niên không làm chủ được cảm xúc, không kiềm chế được xúc động mạnh. Bởi vậy, HS THCS dế nổi nóng, có phán ứng vô cớ, dễ bị kích động, mất bình tĩnh… nên dễ vi phạm kỷ luật. Ở thiếu niên có sự mất cân đối giữa hệ thống tín hiệu thứ nhất và hệ thống tín hiệu thứ hai. Do đó, ngôn ngữ của các em cũng thay đối: nói chậm hơn, ngập ngừng, nói “nhát gừng”… Tuy nhiên, sự mất cân bằng trên chỉ có tính chất tạm thời. Khoảng 15 tuổi trở đi thì vai trò của hệ thống tín hiệu thứ hai tăng, sự ức chế trong được tăng cường, quá trình hưng phấn và c chế cân đi hơn. Nhờ vậy, các em sẽ bước vào tuổi thanh niên với sự hài hoà của hai hệ thống tín hiệu, của hưng phấn và ức chế ở vỏ não và dưới vỏ.

Tóm lại, cơ thể thiếu niên đang chịu một phụ tải đáng kể do sự phát triển nhảy vọt về thể chất trong sự cải tổ giải phẫu sinh lý cơ thể do hoạt động mạnh của các tuyến nội tiết dẫn tới hiện tượng dậy thì ở thiếu niên. Những mâu thuẫn tạm thời chỉ diễn ra trong quá trình cải tổ về mặt giải phẫu sinh lý trong một thời gian ngắn. Đến cuối tuổi thiếu niên, sự phát triển về thể chất sẽ êm ả hơn.

          * Đặc điểm xã hội

         Vị thế của thiếu niên trong xã hội: Thiếu niên có những quyền hạn và trách nhiệm xã hội lớn hơn so với HS tiểu học: 14 tuổi các em được làm chứng mình thư. cùng với học tập, HS THCS tham gia nhiều hoạt động xã hội phong phú: giáo dục các em nhỏ; giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng; tham gia các hoạt động tập thể chống tệ nạn xã hội; làm tình nguyện viên; vệ sinh trường lớp, đường phố… Điều này giúp cho HS THCS mở rộng các quan hệ xã hội, kinh nghiệm sổng thêm phong phú, ý thức xã hội được năng cao.

         Vị thế của thiếu niên trong gia đình: Thiếu niên được thừa nhận là một thành viên tích cực trong gia đình, được giao một số nhiệm vụ như: chăm sóc em nhỏ, nấu ăn, dọn dẹp… Ở những gia đình khó khăn, các em đã tham gia lao động thực sự, góp phần thu nhập cho gia đình. HS THCS được cha mẹ trao đối, bàn bạc một số công việc trong nhà. Các em quan tâm đến việc xây dựng và bảo vệ uy tín gia đình. Nhìn chung, các em ý thức được vị thế mới của mình trong gia đình và thực hiện một cách tích cực. Tuy nhiên, đa số thiếu niên vẫn còn đi học, các em vẫn phụ thuộc vào cha mẹ về kinh tế, giáo dục… Điều này tạo ra hoàn cảnh có tính hai mặt trong đời sống của thiếu niên trong gia đình.

         Vị thế của thiếu niên trong nhà trường THCS: Vị thế của HS THCS hơn hẳn vị thế của HS tiểu học. HS THCS ít phụ thuộc vào giáo viên hơn so với nhi đồng. Các em học tập theo phân môn. Mỗi môn học do một giáo viên đảm nhiệm. Mỗi giáo viên có yêu cầu khác nhau đối với HS, có trình độ, tay nghề, phẩm chất sư phạm và có phong cách giảng dạy riêng đòi hỏi HS THCS phải thích ứng với những yêu cầu mới của các giáo viên. Sự thay đối này có thể tạo ra những khó khăn nhất định cho HS nhưng lại là yếu tổ khách quan để các em dần có được phương thức nhận thức người khác.

 3. Tìm hiểu hoạt động giao tiếp của học sinh trung học cơ sở

          Giao tiếp là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi thiếu niên. Giao tiếp của thiếu niên là một hoạt động đặc biệt. Qua đó, các em thực hiện ý muốn làm người lớn, lĩnh hội các chuẩn mực đạo đức- xã hội của các mối quan hệ. Lứa tuổi thiếu niên có những thay đối rất cơ bản trong giao tiếp của các em với người lớn và với bạn ngang hàng.

a) Giao tiếp giữa thiếu niên với người lớn:

Đặc trưng trong giao tiếp giữa thiếu niên với người lớn:

Nét đặc trưng trong giao tiếp giữa thiếu niên với người lớn là sự cải tổ lại kiểu quan hệ giữa người lớn – trẻ em ở tuổi nhi đồng, hình thành kiểu quan hệ đặc trưng của tuổi thiếu niên và đặt cơ sở cho việc thiết lập quan hệ của người lớn với người lớn trong các giai đoạn tiếp theo. Quan hệ giữa thiếu niên với người lớn có các đặc trưng:

         Thứ nhất: Tính chủ thể trong quan hệ giữa trẻ với người lớn rất cao, thậm chí cao hơn mức cần thiết. Các em có nhu cầu được tôn trọng cao trong quá trình giao tiếp với người lớn. Các em luôn đòi hỏi được bình đẳng, tôn trọng, được đối xử như người lớn, được hợp tác, cùng hoạt động với người lớn. Nếu người lớn ra lệnh với các em thì bằng cách này hay cách khác sẽ xuất hiện thái độ phản ng tiêu cc, công khai hoặc ngấm ngầm. Mặt khác các em có khát vọng được độc lập, được khẳng định, không thích sự quan tâm, can thiệp của người lớn, không thích có sự kiểm tra, sự giám sát chặt chẽ của người lớn trong cuộc sống và trong học tập. Nếu được thoả mãn, thiếu niên sung sướng, hài lòng. Ngược lại, nếu khát vọng không được thoả mãn, sẽ nảy sinh ở các em nhiều phản ứng mạnh mẽ (do người lớn ngăn cản hoặc không tạo điều kiện để các em thoả mãn, dẫn tới quan hệ không ổn giữa thiếu niên với người lớn, tạo nên “xung đột” trong quan hệ giữa các em với người lớn). HS THCS có thể không nghe lời, cãi lại người lớn, bảo vệ quan điểm riêng bằng lời nói, việc làm, chống đối người lớn hoặc bỏ nhà ra đi…

         Thứ hai: Trong quan hệ với người lớn, ở thiếu niên thường xuất hiện nhiều mâu thuẫn. Trước hết là mâu thuẫn trong nhận thức và nhu cầu của trẻ em. Do sự phát triển mạnh về thể chất và tâm lý nên trong quan hệ với người lớn, thiếu niên có nhu cầu thoát ly khỏi sự giám sát của người lớn, muốn độc lập. Tuy nhiên, do địa vị xã hội còn phụ thuộc, do chưa có nhiều kinh nghiệm ứng xử và giải quyết vấn đề liên quan trực tiếp tới hoạt động và tương lai cuộc sống nên các em vẫn có nhu cầu được người lớn gần gũi, chia sẻ và định hướng cho mình, làm gương để mình noi theo. Mặt khác là mâu thuẫn giữa sự phát triển nhanh, bất ổn định về thể chất, tâm lý và vị thế xã hội của trẻ em với nhận thức và hành xử của người lớn không theo kịp sự thay đối đó. Vì vậy người lớn vẫn thường có thái độ và cách cư xử với các em như với trẻ nhỏ.

          Thứ ba: Trong tương tác với người lớn, thiếu niên có xu hướng cường điệu hoá các tác động của người lớn trong ứng xử hằng ngày. Các em thường suy diễn, thổi phồng, cường điệu hoá quá mức tầm quan trọng của các tác động đó, đặc biệt là các tác động liên quan đến danh dự và lòng tự trọng của các em. Trong khi đó, hành vi của chính các em có thể gây hậu quả đến tính mạng mình lại thường bị các em coi nhẹ. Vì vậy, chỉ cần một sự tác động của người lớn làm tốn thương chút ít đến các em thì trẻ thiếu niên coi đó là sự xúc phạm lớn, sự tổn thất tâm hồn nghiêm trọng, t đó dẫn đến các phản ứng tiêu cc với cường độ mạnh.

Các kiểu quan hệ của người lớn với thiếu niên

Có hai kiểu ứng xử điển hình của người lớn trong quan hệ với thiếu niên:

Kiểu ứng xử dựa trên cơ sở người lớn thấu hiểu sự biến đối trong quá trình phát triển thể chất và tâm lý của thiếu niên. Từ đó có sự thay đối nhận thức, thái độ và hành vi phù hợp với sự phát triển tâm lý của các em. Trong kiểu ứng xử này, người lớn thường tôn trọng cá tính và sự phát triển của trẻ. Giữa người lớn và trẻ em có sự đồng cảm, hợp tác theo tinh thần dân chủ, đây là kiểu quan hệ người lớn- người bạn. Kiểu quan hệ này giảm sự xung khắc, mâu thuẫn, có tác dụng tích cực đối với sự phát triển của trẻ.

          Kiểu ứng xử dựa trên cơ sở người lớn vẫn coi thiếu niên là trẻ nhỏ, vẫn giữ thái độ ứng xử như với trẻ nhỏ. Trong kiểu ứng xử này, người lớn vẫn thường áp đặt tư tưởng, thái độ và hành vi đối với các em như đối với trẻ nhỏ. Quan hệ này thường chứa đựng mâu thuẫn và dễ dẫn đến xung đột giữa người lớn và trẻ em. Nguyên nhân là do người lớn không hiểu và không đánh giá đúng sự thay đối nhanh, mạnh mẽ về phát triển thể chất và tâm lý của các em so với giai đoạn trước, đặc biệt là nhu cầu vươn lên để trở thành người lớn và cảm giác đã là người lớn của trẻ; sự không ổn định về trạng thái sức khoẻ thể chất và tâm lý của các em… Kiểu ứng xử này thường dẫn đến sự “đụng độ” giữa thiếu niên với người lớn về hai phía. Thiếu niên thì cho rằng người lớn không hiểu và không tôn trọng các em, nên các em khó chịu, phản ứng lại khi người lớn nhận xét khuyết điểm của mình và tìm cách xa lánh người lớn. Còn người lớn lại quá khắt khe với các em, tạo nên “hố ngăn cách” giữa hai bên. Sự đụng độ có thể kéo dài ti khi người lớn thay đối thái độ và cách ứng xử với thiếu niên.

Sự mâu thuẫn, xung đột trong cách ứng xử của người lớn đối với thiếu niên thường dẫn tới hậu quả xấu, thậm chí nghiêm trọng đối với sự phát triển của các em. Sự rối nhiễu lâm lý, sự lệch chuẩn về hành vi và nhân cách của thiếu niên phần lớn có căn nguyên từ mâu thuẫn trong quan hệ giữa người lớn với trẻ em lứa tuổi này. Bởi vậy, để tránh xảy ra xung đột, người lớn cần có sự hiểu biết nhất định về đặc điểm phát triển thể chất và lâm lý tuổi thiếu niên, đặc biệt là ảnh hưởng của dậy thì đến sự phát triển; nên đặt thiếu niên vào vị trí mới, vị trí của người cùng hợp tác, tôn trọng lẫn nhau. Người lớn cần thể hiện sự tôn trọng, bình đẳng và tin tưởng trong quan hệ giao tiếp với HS THCS; cần gương mẫu, tế nhị trong hành xử với các em. Đồng thời về phía các em cũng cần phải hiểu và đồng cảm hơn với cha mẹ.

Trong gia đình, nhà trường và trong cộng đồng, nếu người lớn biết “làm bạn” với các em thì quan hệ giữa người lớn với các em sẽ rất tốt đẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển lành mạnh nhân cách của trẻ.

Giao tiếp giữa thiếu niên với nhau:

  Ý nghĩa và tầm quan trọng của giao tiếp bạn bè đối với sự phát triển nhân cách thiếu niên:

 tuổi thiếu niên, giao tiếp với bạn đã trở thành một hoạt động riêng và chiếm vị trí quan trọng trong đời sổng các em. Nhiều khi giá trị này cao đến mức đẩy lui học tập xuống hàng thứ hai và làm các em sao nhãng cả giao tiếp với người thân. Khác với giao tiếp với người lớn (thường diễn ra sự bất bình đẳng), giao tiếp của thiếu niên với bạn ngang hàng là hệ thống bình đẳng và đã mang đặc trưng của quan hệ xã hội giữa các cá nhân độc lập.

Chức năng của giao tiếp với bạn ngang hàng ở tuổi thiếu niên:

         Chức năng thông tin: Việc giao tiêp với các bạn ngang hàng là một kênh thông tin rất quan trọng, thông qua đó các em nhận biết được nhiều thông tin hơn ở người lớn.

         Chức năng học hỏi: Nhóm bạn giúp thiếu niên phát triển các kĩ năng xã hội, khả năng lí luận, diễn tả cảm xúc. Đối thoại và tranh luận với bạn bè, các em học cách diến tả ý nghĩ, cảm xúc, khả năng giải quyết vấn đề, học hỏi một cách thực tế việc biểu lộ tình cảm, săn sóc, thương yéu, làm giảm đi những nóng giận và những xủc cảm tiêu cực. Bạn bè làm cho các em tăng cường nhận định về giá trị đạo đức và các giá trị khác. Trong nhóm bạn, các em phải tự đánh giá những giá trị của chính mình và của các bạn và quyết định hành động, ứng xử hợp lí, kịp thời. Quá trình đánh giá này có thể giúp các em lĩnh hội đuợc những chuẩn mực, giá trị đạo đức của xã hội.

         Chức năng tiếp xúc xúc cảm: Giao tiếp với bạn giúp thiếu niên trao đối, tâm sự một cách “bí mật” những ước mơ, tình cảm lãng mạn, những vấn đề thầm kín liên quan đến phát dục… thậm chí cả những vấn đề không rõ chủ đề, nhằm thoả mãn nhu cầu tiêp xúc xúc cảm. Việc được gặp nhau hằng ngày để giãi bày tâm sự, để trao đối các sự kiện, các cảm nhận và các suy tư của mình là nhu cầu nổi trội của tuổi thiếu niên, là niềm hạnh phức về mặt tình cảm và sự ổn định xúc cảm quan trọng đối với các em. Việc có đuợc sự tôn trọng, lắng nghe, đồng cảm, chia sẻ và yêu mến của bạn bè là điều có ý nghia lất lớn đối với lòng tứ trọng của thiếu niên.

         Chức năng thể hiện và khẳng định nhân cách cá nhân: Việc giao tiếp với bạn ngang hàng là cách tốt nhất để thiếu niên thể hiện và khẳng định cá tính, tính cách, xu hướng và tri tuệ của mình. Việc giao tiếp với bạn khác giới đã giúp các em khẳng định sự trưởng thành về giới tính của mình. Cách ứng xử và thái độ của các em sẽ được phát triển trong quan hệ với bạn khác giới để chứng tỏ sự trưởng thành của bản thân.

         Bạn bè giúp nâng cao lòng tự trọng của thiếu niên: Nhóm bạn tốt thường tự hào về những điều họ đã làm. Lòng tự hào đúng lúc, đúng mức, niềm hạnh phức vì có bạn đã làm lòng tự trọng của các em được năng cao. Giáo dục lẫn nhau thông qua bạn ngang hàng là một nét đặc thù trong quan hệ của các em với bạn.

          Như vậy, bạn bè đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển tâm lí tình cảm, ứng xử của HS THCS. Giao tiếp với các bạn cùng giới và khác giới trong thời niên thiếu mở đầu cho cuộc sống truởng thành ngoài xã hội.

III. Tìm hiểu sự phát triển nhận thức của học sinh trung học cơ sở

1. Sự phát triển cấu trúc nhận thức của học sinh trung học cơ sở

          Đặc điểm đặc trưng trong sự phát triển cấu trúc nhận thức của HS THCS là sự hành thành và pht triển cc tri thứlí luận, gắn với cc mệnh đề. Nếu nhi đồng hình thành và phát triển các khái niệm khoa học trên cơ sở các hành động vật chất với các sự vật cụ thể thì ở thiếu niên đã hình thành và phát triển các khái niệm khoa học có tính khái quát dựa trên khả năng suy luận logic. Suy nghĩ và sự hình thành các tri thức không còn bị ràng buộc chặt chẽ vào các sự kiện được quan sát mà áp dụng các phương pháp logic. Các cấu trúc nhận thức này đuợc các em thu nhận thông qua việc học tập các mởn học trong nhà trường như: Toán, Vật lí, Hoá học, Giáo dục công dân…

2. Sự phát triển các hành động nhận thức của học sinh trung học cơ sở

          Sự phát triển tri giác

          Ở HS THCS, khối lượng các đối tượng tri giác được tăng rõ rệt. Tri giác của các em có trình tự, có kế hoạch và hoàn thiện hơn. Các em có khả năng phân tích và tống hợp phức tạp khi tri giác sự vật, hiện tượng. Các em đã sử dụng hệ thống thông tin cảm tính linh hoạt tuỳ thuộc vào nhiệm vụ của tư duy. Khả năng quan sát phát triển, trở thành thuộc tính ổn định của cá nhân.

          Tuy nhiên tri giác của HS THCS còn một số hạn chế: thiếu kiên trì, còn vội vàng, hấp tấp trong tri giác, tính tổ chức, tính hệ thống trong tri giác còn yếu. Vì vậy giáo viên cần rèn luyện cho các em kĩ năng quan sát qua các giờ giảng lí thuyết, các giờ thực hnh, hoạt động ngoài giờ lên lớp, các sinh hoạt tập thể, hoạt động thể dục thể thao, tham quan, dã ngoại…

          Sự phát triển trí nhớ

          Ghi nhớ chủ định, ghi nhớ ý nghĩa, ghi nhớ logic đang dần được chiếm ưu thế hơn ghi nhớ máy móc. Trong khi tái hiện tài liệu, HS THCS đã biết dựa vào logic của vấn đề nên nhớ chính xác và lâu hơn. Các em có khả năng sử dụng các loại trí nhớ một cách hợp lí, biết tìm các phuơng pháp ghi nhớ, nhớ lại thích hợp, có hiệu quả, biết phát huy vai trò của tư duy trong các quá trình ghi nhớ. Kĩ năng tổ chức hoạt động của HS THCS để ghi nhớ tài liệu, kĩ năng nắm vững phương tiện ghi nhớ đuợc phát triển ở mức độ cao hơn nhiều so với ở tuổi nhi đồng.

          Ghi nhớ của HS THCS cũng còn một số thiếu sót: Các em thường bị mâu thuẫn trong việc ghi nhớ, mặc dù có khả năng ghi nhớ ý nghĩa, song các em vẫn tùy tiện trong ghi nhớ, khi gặp khó khăn lại từ bỏ ghi nhớ ý nghĩa. Các em chưa hiểu đúng vai trò của ghi nhớ máy móc, xem đó là học vẹt, nên coi thường loại ghi nhớ này, do đó không nhớ được tài liệu chính xácVì vậy, giáo viên cần giúp các em phát triển tốt cả hai loại ghi nhớ trên.

          Sự phát triển chú ý

          Chú  có chủ định ở HS THCS phát triển mạnh hơn so với nhi đồng. Sức tập trung chú ý cao hơn, khả năng di chuyển được tăng cường rõ rệt, khả năng duy trì chú ý được lâu bền hơn so với nhi đồng, chú ý của các em thể hiện sự lựa chọn rất rõ (phụ thuộc vào tính chất của đối tượng, vào hứng thú của HS THCS…).

          Sự phát triển tư duy

          Chuyển từ tư duy cụ thể sang trừu tượng là nét đặc thù trong sự phát triển tư duy của HS THCS. Tuy nhiên ở đầu cấp THCS, thành phần của tư duy cụ thể vẫn phát triển mạnh và giữ vai trò quan trọng trong cấu trúc tư duy. Sang các lớp cuối cấp, tư duy trừu tượng phát triển mạnh. Các em có khả năng phân tích tài liệu tương đối đầy đủ, sâu sắc, biết phân tích các yếu tố bản chất, những mối liên hệ, quan hệ mang tính quy luật… khi lĩnh hội, giải quyết nhiệm vụ. Khả năng khái quát hoá, trừu tượng hoá ở HS THCS phát triển mạnh. Khả năng suy luận của các em tương đối hợp lí và có cơ sở sát thực.

          Khác với nhi đồng, HS THCS phân tích nhiệm vụ trí tuệ bằng cách tạo ra những giả định khác nhau, những liên hệ giữa chúng và kiểm tra những giả thuyết này. Các em phát triển kĩ năng sử dụng những giả thuyết để giải quyết các nhiệm vụ trí tuệ trong việc phân tích hiện thực. Tư duy bằng những giả định là công cụ đặc biệt của suy luận khoa học.

          HS THCS muốn độc lập lĩnh hội tri thức, muốn giải quyết bài tập, nhiệm vụ theo những quan điểm, lập luận, cách diễn đạt riêng, không thích trả lời máy móc như nhi đồng. Các em không dễ tin, không dế chấp nhận ý kiến người khác, muốn tranh luận, chứng mình vấn đề một cách sát thực, rõ ràng, thậm chí đôi khi muốn phê phán những kết luận, những phán đoán của nguời khác. Sự hình thành tính độc lập và sáng tạo là một đặc điểm quan trọng trong sự phát triển tư duy của HS THCS.

          Trên thực tế, tư duy của HS THCS còn bộc lộ một số hạn chế. Một số em nắm dấu hiệu bề ngoài của khái niệm khoa học dễ hơn các dấu hiệu bản chất của nó; các em hiểu bản chất của khái niệm song không phải lúc nào cũng phân biệt đuợc dấu hiệu đó trong mọi truờng hợp; gặp khó khăn trong khi phân tích moi liên hệ nhân quả… Ngoài ra đối với một số HS, hoạt động nhận thức chưa trở thành hoạt động độc lập, tính kiên trì trong học tập còn yếu.

          Từ những đặc điểm trên, giáo viên cần chú ý phát triển tư duy trừu tượng cho HS THCS để làm cơ sở cho việc lĩnh hội khái niệm khoa học trong học tập, hướng dẫn các em biện pháp rèn luyện kĩ năng suy nghĩ độc lập, có phê phán.

Sự phát triển tưởng tượng và ngôn ngữ

Khả năng tưởng tượng ở HS THCS khá phong phú nhưng còn bay bổng, thiếu thực tiễn.

Ngôn ngữ của HS THCS đang phát triển mạnh, vốn từ tăng lên rõ rệt. Ngôn ngữ của các em phức tạp hơn, từ vựng phong phú hơn, tính hình tượng và trình độ logic chặt chẽ trong ngôn ngữ phát triển ở mức cao hơn so với nhi đồng.

IV. Tìm hiểu sự phát triển nhân cách của học sinh trung học cơ sở

  1. Sự phát triển mạnh mẽ của tự ý thức

Ý nghĩa của tự ý thức đối với học sinh trung học cơ sở

Sự hình thành tự ý thức là một trong những đặc điểm đặc trưng trong sự phát triển nhân cách của thiếu niên. Mức độ phát triển về chất của tự ý thức sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ đời sổng tâm lý của thiếu niên, đến tính chất hoạt động của các em cũng như việc hình thành mối quan hệ của thiếu niên với những người khác. Trên cơ sở nhận thức và đánh giá được mình, các em mới có khả năng điều khiển, điều chỉnh hoạt động của bản thân cho phù hợp với yêu cầu khách quan, giữ được vị trí xứng đáng trong xã hội, trong lớp học, trong nhóm bạn.

Khi vào tuổi thiếu niên, do sự đột biến của cơ thể ở tuổi dậy thì, trước hoàn cảnh học tập mới, đặc biệt do sự phát triển các quan hệ xã hội, sự giao tiếp trong tập thể mà ở thiếu niên xuất hiện nhu cầu quan tâm đến nội tâm của nh, đến những phẩm chất nhân cách riêng, xuất hiện nhu cầu tự đánh giá, so sánh mình với người khác. Điều này khiến HS THCS muốn xem xét lại mình, muốn tố thái độ mới về mình. Các em có nhu cầu tự khẳng định mình trước người lớn, biểu hiện ờ chỗ: các em luôn ý thức rằng, mình có đủ khả năng để tự quyết, độc lập.

Tự nhận thức về bản thân

Cấu tạo mới đặc trung trong nhân cách thiếu niên là sự nảy sinh ở các em cảm giác về sự trưởng thành, cảm giác mình là người lớn. cảm giác về sự trưởng thành là cảm giác độc đáo của lứa tuổi thiếu niên.

Những biến đối về thể chất, những biến đối trong hoạt động học tập, những biến đối về vị thế của thiếu niên trong gia đình, nhà trưởng, xã hội… đã tác động đến thiếu niên, làm các em nảy sinh nhận thức mới. Đó là nhận thức về sự trưởng thành của bản thân, xuất hiện “cảm giámìnđã là người lớn”. Các em cảm thấy mình không còn là trẻ con nữa. Các em cũng cảm thấy mình chưa thực sự là người lớn nhưng các em sẵn sàng muốn trở thành người lớn.

HS THCS bắt đầu phân tích có chủ định những đặc điểm về trạng thái tâm lý, phẩm chất tâm lý, về tính cách của mình, về thế giới tinh thần nóchung. Các em quan tâm đến những xúc cảm mới, chủ ý đến khả năng, năng lực của mình, hình thành một hệ thống các nguyện vọng, các giá trị hướng từ người lớn, bắt chước người lớn về mọi phương diện. HS THCS quan tâm nhiều đến việc tìm hiểu mối quan hệ giữa người với người (quan hệ nam – nữ), đến việc thể nghiệm những rung cảm mới, khao khát tình bạn mang động cơ mới để tự khẳng định mình trong nhóm bạn, trong tập thể, muốn được bạn bè mến.

 Mức độ tự ý thức của HS trung học cơ sở

Không phải toàn bộ những phẩm chất nhân cách đều được thiếu niên ý thức cùng một lúc. Bước đầu, các em nhận thức được hành vi của mình. Tiếp đến là nhận thức các phẩm chất đạo đức, tính cách và năng lực trong các phạm vi khác nhau (trong học tập: chú ý, kiên trì… nói đến những phẩm chất thể hiện thái độ với người khác: tình thương, tình bạn, tính vị tha, sự ân cần, cởi mở…), tiếp đến những phẩm chất thể hiện thái độ đối với bản thân: khiêm tốn, nghiêm khắc hay khoe khoang, dễ dãi… Cuối cùng mới là những phẩm chất phức tạp, thể hiện mối quan hệ nhiều mặt của nhân cách (tình cảm trách nhiệm, lương tâm, danh dự…).

Tự đánh giá của học sinh trung học cơ sở

Nhu cầu nhận thức bản thân của HS THCS phát triển mạnh. Các em có xu thế độc lập đánh giá bản thân. Nhưng khả năng tự đánh giá của HS THCS lại chưa tương xứng với nhu cầu đó. Do đó, có thể có mâu thuẫn giữa mức độ kỳ vọng của các em với thái độ của những người xung quanh đối với các em. Nhìn chung các em thường tự thấy chưa hài lòng về bản thân. Ban đầu đánh giá của các em còn dựa vào đánh giá của những người có uy tín, gần gũi với các em. Dần dần, các em sẽ hình thành khuynh hướng độc lập phân tích và đánh giá bản thân.

Sự tự đánh giá của HS THCS thường có xu hướng cao hơn hiện thực, trong khi người lớn lại đánh giá thấp khả năng của các em. Do đó có thể dẫn tới quan hệ không thuận lợi giữa các em với người lớn. Thiếu niên rất nhạy cảm đối với sự đánh giá của người khác đối với sự thành công hay thất bại của bản thân. Bởi vậy để giúp HS THCS phát triển khả năng tự đánh giá, người lớn nên đánh giá công bằng để các em thấy được những ưu, khuyết điểm của mình, biết cách phấn đấu và biết tự đánh giá bản thân phù hợp hơn.

Khả năng đánh giá những người khác cũng phát triển mạnh ở HS THCS. Các em thường đánh giá bạn bè và người lớn cả về nội dung lẫn hình thức. Trong quan hệ với bạn, các em rất quan tâm đến việc đánh giá những phẩm chất nhân cách của người bạn. Các em cũng rất nhạy cảm khi quan sát, đánh giá người lớn, đặc biệt đối với cha mẹ, giáo viên. Sự đánh giá này thường được thể hiện một cách kín đáo, bí mật khắt khe. Tuy nhiên qua sự đánh giá người khác, HS THCS có thể tìm được hình mẫu lý tưởng để phấn đấu, noi theo.

Động lực thức đẩy sự phát triển tự ý thức của HS THCS: là nhu cầu về vị trí của các em trong gia đình, xã hội, nhu cầu muốn chiếm được vị trí trong nhóm bạn, muốn được sự tôn trọng, yêu mến của bạn bè.

Tuy nhiên tự đánh giá của HS THCS còn có nhiều hạn chế:

– Các em nhận thức và đánh giá được các mẫu hình nhân cách trong xã hội nhưng chưa biết rèn luyện để có được nhân cách theo mẫu hình đó.

– HS THCS có thái độ đánh giá hiện thực khách quan rất thẳng thắn, mạnh mẽ, chân thành và dứt khoát nhưng chưa biết phân tích mặt phức tạp của đời sống, mặt phức tạp trong quan hệ xã hội.

Trong quá trình cùng hoạt động với bạn bè, với tập thể, sự đánh giá của người khác cùng với khả năng thực sẽ giúp HS THCS thấy được sự chưa hoàn thiện của mình. Điều này giúp các em phấn đấu, rèn luyện để tự phát triển bản thân theo mẫu hình đã lựa chọn.

Tự giáo dục của học sinh trung học cơ sở

Do khả năng đánh giá và tự đánh giá phát triển, HS THCS đã hình thành một phẩm chất nhân cách quan trọng là sự tự giáo dục những thiếu niên lớn xuất hiện thái độ đối với sự tiến bộ của bản thân, thái độ kiểm tra bản thân, các em chưa hài lòng nếu chưa thực hiện được những nhiệm vụ, những kế hoạch đã đặt ra. Các em tự tác động đến bản thân, tự giáo dục ý chí, tự tìm tòi những chuẩn mực nhất định, tự đề ra những mục đích, nhiệm vụ cụ thể để xây dựng mẫu hình cho bản thân trong hiện tại và tương lai. Điều này có ý nghĩa lớn lao ở chỗ, nó thúc đẩy các em bước vào một giai đoạn mới. Kể từ tuổi HS THCS trở đi, khả năng tự giáo dục của các em phát triển, các em không chỉ là khách thể mà còn là chủ thể của sự giáo dục. Nếu được động viên khuyến khích và hướng dẫn thì tự giáo dục của HS THCS sẽ hỗ trợ cho giáo dục của nhà trưởng và gia đình, làm cho giáo dục có kết quả thực sự.

  1. Sự phát triển nhận thức đạo đức và hành vi ứng xử của học sinh trung học cơ sở

Sự hình thành nhận thức đạo đức nói chung và lĩnh hội tiêu chuẩn của hành vi đạo đức nói riêng là đặc điểm tâm lý quan trọng trong lứa tuổi thiếu niên. Tuổi HS THCS là tuổi hình thành thế giới quan, lý tưởng, niềm tin đạo đức, những phán đoán giá trị…

Ở tuổi HS THCS, do sự mở rộng các quan hệ xã hội, do sự phát triển của tự ý thức, đạo đức của các em được phát triển mạnh. Do trí tuệ và tự ý thức phát triển, HS THCS đã biết sử dụng các nguyên tác riêng, các quan điểm, sáng kiến riêng để chỉ đạo hành vi. Điều này làm cho HS THCS khác hẳn HS tiểu học (HS nhỏ chú yếu hành động theo chỉ dẫn trực tiếp của người lớn). Trong sự hình thành và phát triển đạo đức HS THCS thì tri thức đạo đức, tình cảm đạo đức, nghị lực… ở các em thay đối nhiều so với trẻ nhỏ.

Cùng với sự phát triển của tự ý thức, với nguyện vọng vươn lên làm người lớn, ý chí của HS THCS có nhng thay đối. Các phẩm chất ý chí của các em được phát triển mạnh hơn HS tiểu học (tính độc lập, sáng tạo, kiên quyết dũng cảm…). HS THCS thường coi việc giáo dục ý chí, tự tu dưỡng là một nhiệm vụ quan trọng của bản thân, đặc biệt với các em nam. Thiếu niên đánh giá cao các phẩm chất ý chí như kiên cường, tinh thần vượt khô, kiên trì… Tuy nhiên, không phải lúc nào các em cũng hiểu đứng các phẩm chất ý chí. Một số em đôi khi tỏ ra thiếu bình tĩnh, thô lỗ trong ứng xử với người lớn, với bạn bè (thể hiện trong hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ…). Bởi vậy người lớn cần giúp các em hiểu rõ những phẩm chất ý chí và định hướng rèn luyện, phấn đấu theo những phản chất ý chí tích cực để trở thành nhân cách trong xã hội.

Trong khi giáo dục đạo đức cho HS THCS, cần chú ý đến sự hình thành những cơ sở đạo đức ở tuổi thiếu niên. Nhìn chung trình độ nhận thức đạo đức của HS THCS là cao. Các em hiểu rõ những khái niệm đạo đức như tính trung thực, kiên trì, dũng cảm, tính độc lập…

Tuy nhiên, có một số kinh nghiệm và khái niệm đạo đức của HS THCS được hình thành tự phát ngoài sự hướng dẫn của giáo dục (do hiểu không đúng về các sự kiện trong sách báo, phim ảnh hay xem sách báo, phim ảnh không phù hợp với lứa tuổi, hoặc do ảnh hưởng của bạn bè xấu, nghiện games, các trò chơi bạo lực…). Do đó các em có thể có những ngộ nhận, hiểu biết phiến diện, không chính xác về một số khái niệm đạo đức, những phẩm chất riêng của cá nhân, vì thế các em đã phát triển những nét tiêu cực trong tính cách. Bởi vậy, cha mẹ, giáo viên và những người làm công tác giáo dục cần lưu ý điều này trong công tác giáo dục đạo đức cho HSTHCS.

  1. Xử lý tình huống

          “Trong buổi sinh hoạt lớp, một nữ sinh nhận xét về những ưu điểm và khuyết điểm của tổ mình một cách rất nghiêm túc, chín chắn. Thế mà ở nhà có lúc chính cô bé “biết suy nghĩ” ấy lại tị với cậu em trai về việc phải rửa mâm bát “nhiều hơn” đến mức cãi nhau om sòm, giận dỗi, nước mất chảy vòng quanh.

Còn cậu HS cùng lớp có lúc học hành rất nghiêm túc, có bạn nào rủ đi bắt ve thì kiên quyết không đi. Thế mà có khi anh chàng sếu vườn này chỉ mặc mỗi chiếc quần đùi leo lên chiếc xe đạp 3 bánh của cậu bé 5 tuổi đạp lấy đạp để.”

Cả hai HS THCS (em nữ và em nam) đều đang trải nghiệm cảm giác về sự trưởng thành của bản thân ở tuổi thiếu niên “cảm giác mình đã là người lớn”, cảm giác về sự trưởng thành là cảm giác độc đáo của lứa tuổi thiếu niên và là cẩu tạo mới đặc trưng trong nhân cách thiếu niên.

Bởi vậy trong hành vi ứng xử của các em, lúc thể hiện tính người lớn, song có lúc lại thể hiện tính trẻ con. Khi ở trưởng, em nữ thể hiện tính người lớn rất rõ “t ra rất thẳng thắn khi nhận xét v những ưu điểm và khuyết điểm của tổ nh một cách rất nghiêm túcchín chn”. Em HS nam cùng lớp cũng “có lúc học hành rất nghiêm túc, có bạn nào rủ đi bắt ve thì kiên quyết không đi”.

Nhưng khi về nhà thì ứng xử của hai HS trên lai thể hiện tính trẻ con rõ rệt. Ở nhà có lúc em HS nữ ấy lại tị với cậu em trai về việc phải rửa mâm bát nhiều hơn đến mức cãi nhau om sòm, giận dỗi, nước mất chảy vòng quanh, còn em HS nam mặc dù cao lớn “chàng sếu vườn” nhưng vẫn thích hành xử như trẻ nhỏ: “có khi anh chàng sếu vườn này chỉ mặc mỗi chiếc quần đùi leo lên chiếc xe đạp 3 bánh của cậu bé 5 tuổi đạp lấy đạp để”.

Từ đây, ta rút ra kết luận: HS THCS đang trong giai đoạn chuyển tiếp từ thế giới trẻ thơ sang thế giới người trưởng thành. Trong sự phát triển, các em luôn gặp mâu thuẫn cả về thể chất và tâm lý, xã hội. Đặc biệt trong sự phát triển nhân cách, lúc thì các em đã gần được như người lớn, có lúc lại giống với trẻ con. Do đó, người lớn, đặc biệt cha mẹ và giáo viên chủ nhiệm nên gần gũi các em, chia sẻ, động viên, hướng dẫn và uốn nắn kịp thời để các em phát triển nhân cách một cách chuẩn mực.

V. Kết luận

1.Tóm tắt vê đặc điếm tâm, sinh lí cùa học sinh trung học cơ sở

a.Vị trí, ý nghĩa của giai đoạn phát triển tuốì học smh trung học cơ sở

Lứa tuổi HS THCS bao gồm những em có độ tuổi từ 11 đến 15 tuổi. Đó là những em đang theo học từ lớp 6 đến lớp 9  trường THCS.

Lứa tuổi này còn gọi là lứa tuổi thiếu niên và nó có một vị trí đặc biệt trong thời kì phát triển của trẻ em. Vị trí đặc biệt này được phản ánh bằng các tên gọi: “thời kì quá độ”, “tuổi khó bảo”, “tuổi bất trị”, “tuổi khủng hoảng”… Những tên gọi đó nói lên tính phức tạp và làm quan trọng của lứa tuổi này trong quá trình phát triển cửa trẻ em.

Đây là thời kì chuyển từ thời thơ ấu sang tuổi trưởng thành.

Nội dung cơ bản và sự khác biệt  lúa tuổi HS THCS với các em  lứa tuổi khác là sự phát triển mạnh mẽ, thiếu cân đối về các mặt trí tuệ, đạo đức. Sự xuất hiện những yếu tố mới của sự trưởng thành do kết quả của sự biến đổi cơ thể, của sự tự ý thức, cửa các kiểu giao tiếp với người lớn, với bạn bè, của hoạt động học tập, hoạt động xã hội… Yếu tố đầu tiên của sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi HS THCS là tính tích cực xã hội mạnh mẽ của các em nhằm lĩnh hội những giá trị, những chuẩn mực nhất định, nhằm xây dựng những quan hệ thoả đáng với người lớn, với bạn ngang hàng và cuối cùng nhằm vào bản thân, thiết kế nhân cách của minh một cách độc lập.

b. Sự phát triển thế chất của học sinh trung học cơ sở

Sự phát triển cơ thể thiếu niên rất nhanh, mạnh mẽ, quyết liệt nhưng không cân đối, đặc biệt xem xét những thay đổi về hệ thống thần kinh, liên quan đến nhận thức của thiếu niên và sự trưởng thành về mặt sinh dục, yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển cơ thể của thiếu niên.

c. Sự phát triển giao tiếp của học sinh trung học cơ sở

Giao tiếp là hoạt động chủ đạo  lứa tuổi HS THCS. Lứa tuổi này có những thay đổi rất cơ bản trong giao tiếp của các em với người lớn và với bạn ngang hàng.

Nét đặc trưng trong giao tiếp của HS THCS với người lớn là sự cải tổ lại kiểu quan hệ giữa người lớn với trẻ em có ở tuổi nhi đồng, hình thành kiểu quan hệ đặc trưng của tuổi thiếu niên và đặt cơ sở cho việc thiết lập quan hệ của ngưòi lớn với người lớn trong các giai đoạn tiếp theo. Trong giao tiếp với người lớn có thể nảy sinh những khó khăn, xung đột do thiếu niên chưa xác định đầy đủ giữa mong muốn về vị trí và khả năng của mình.

Trong giao tiếp, thiếu niên định hướng đến bạn rất mạnh mẽ. Giao tiếp với bạn chiếm vị trí quan trọng trong đời sống và có ý nghĩa thiết thực đối với sự phát triển nhân cách của thiếu niên. Khác với giao tiếp với người lớn, giao tiếp của thiếu niên với bạn ngang hàng là hệ thống bình đẳng và mang đặc trưng của quan hệ xã hội giữa các cá nhân độc lập.

d. Sự phát triển nhận thức của học sinh trung học cơ sở

Đặc điểm đặc trưng trong sự phát triển cấu trúc nhận thức của HS THCS là sự hình thành và phát triển các tri thức lí luận, gắn với các mệnh đề.

Các quá trình nhận thúc tri giác, chú ý, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng… ở HS THCS đều phát triển mạnh, đặc biệt sự phát triển của tư duy hình tượng và tư duy trừu tượng.

eSự phát triển nhân cách học sinh trung học cơ sở

 lứa tuổi HS THCS đang diễn ra sự phát triển mạnh mẽ của tụ ý thức, đặc biệt của tự giáo dục. Bởi vậy kể từ tuổi này, các em không những là khách thể mà còn là chủ thể của giáo dục.

Đồng thời đạo đức của HS THCS cũng được phát triển mạnh, đặc biệt về nhận thức đạo đức và các chuẩn mục hành vi ứng xử.

2.Vấn đề giáo dục học sinh trung học cơ sở trong xã hội hiện đại

Giáo dục HS THCS trong xã hội hiện đại là vấn đề phức tạp và khó khăn. Bởi lứa tuổi thiếu niên là giai đoạn có nhiều biến đổi quan trọng trong sự phát triển người cả về thể chất, mặt xã hội và mặt tâm lí. Mặt khác điều kiện sống, điều kiện giáo dục trong xã hội hiện đại cũng có những thay đổi so với xã hội truyền thống. Để giáo dục HS THCS đạt hiệu quả, cần phải tính đến những thuận lợi và khó khăn của lứa tuổi trong sự phát triển. Về thuận lơi, do điều kiện sống trong xã hội được nâng cao mà hiện này sức khỏe của thiếu niên được tăng cường.

Mặt khác bước vào thế kĩ XXI, do bùng nổ của khoa học công nghệ mà lượng thông tin, tri thức đến với các em rất phong phú. Đồng thời số con trong mọi gia đình chỉ cỏ ít nên cha mẹ dễ có điều kiện để chăm sóc các em (cả về thời gian, về kinh tế, đặc biệt là những điều kiện để giáo dục toàn diện nhân cách các em). Xã hội, nhà trường và gia đình đều rất quan tâm đến sự phát triển của trẻ em nói chung và HS THCS nói riêng. Sự kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội đã giúp cho các em có được cơ hội, điều kiện giáo dục toàn diện hơn (ngay cả với những em có hoàn cảnh khó khăn).

    Về khó khăn, do gia tốc phát triển mà sự dậy thì của thiếu niên đến sớm hơn. Cơ thể các em phát triển mạnh mẽ nhưng mức trưởng thành về xã hội và tâm lí lại diễn ra chậm hơn. Điều này ảnh hưởng đến việc giáo dục HS THCS. Việc dậy thì sớm cùng ảnh hưởng đến hoạt động học của các em, làm các em bị phân tán trong học tập do có những rung cảm mới, quan hệ mới với bạn khác giới.

Do nội dung học tập ngày càng mở rộng, quá tải nên HS THCS chủ yếu bận học (học ở lớp chính khoá, học thêm…), ít có những nghĩa vụ và trách nhiệm khác với gia đình. Hơn nữa ở những lớp cuối cấp (lớp 9) có thể xuất hiện thái độ phân hóa rất rõ trong học tập dẫn tới việc học lệch, tạo nên sự thiếu toàn diện trong hiểu biết, trong nhận thức của các em.

Khó khăn cơ bản của lứa tuổi HS THCS là xây dựng mối quan hệ giữa người lớn với các em sao cho ổn thoả và xây dựng quan hệ lành mạnh, trong sáng với bạn, đặc biệt với bạn khác giới.

Ngoài việc lĩnh hội tri thức trong trường THCS và tiếp nhận sự giáo dục của nhà trường, của gia đình, HS THCS còn có thể tìm kiếm nhiều thông tin khác từ bạn bè, từ sách báo, phim ảnh ngoài luồng. Nếu tiếp nhận những thông tin không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi, các em có thể bị ảnh hưởng về cách nghĩ, về lối sống; hình thành những nét nhân cách không phù hợp với chuẩn mực xã hội, không phù hợp với yêu cầu người lớn đặt ra cho các em.

3. Một số lưu ý trong công tác giáo dục học sinh trung học cơ sở

– Nhà trường và gia đình nên gần gũi, chia sẻ với HS; tránh để các em thu nhận những thông tin ngoài luồng; tránh tình trạng phân hoá thái độ đối với môn học, học lệch để các em có được sự hiểu biết toàn diện, phong phủ.

– Cần giúp HS THCS hiểu được các khái niệm đạo đức một cách chính xác, khắc phục những quan điểm không đứng ở các em.

– Nhà trường cần tổ chức những hoạt động tập thể lành mạnh, phong phú để HS THCS được tham gia và có được những kinh nghiệm đạo đức đứng đắn, hiểu rõ các chuẩn mực đạo đức và thực hiện nghiêm túc theo các chuẩn mực đó, để các em có được sự phát triển nhân cách toàn diện.

– Người lớn (cha mẹ, thầy cô giáo) cần tôn trọng tính tự lập của HS THCS và hướng dẫn, giúp đỡ để các em xây dựng được mối quan hệ đứng mục, tích cực với người lớn và mối quan hệ trong sáng, lành mạnh với bạn bè.

– Có thể thành lập phòng tâm lý học đường trong trường hoặc cụm trường (theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục) để HS THCS được sự tru giúp thường xuyên về tâm lý và những vấn để khó khăn của lứa tuổi.

Tóm lại:

– Lứa tuổi HS THCS có một vị trí đặc biệt trong thời kỳ phát triển của tre em. Vị trí đặc biệt này được phân ánh bằng các tên gọi: “thời kỳ quá độ”, “tuổi khó bảo”, “tuổi bất trị”, “tuổi khủng hoảng”… Những tên gọi đó nói lên tính phức tạp và tầm quan trọng của lứa tuổi này trong quá trình phát triển của trẻ em.

– Đây là thời kỳ chuyển từ thời thơ ấu sang tuổi trưởng thành. Nội dung cơ bản và sự khác biệt  lứa tuổi HS THCS với các em  lứa tuổi khác là sự phát triển mạnh mẽ, thiếu cân đối về các mặt trí tuệ, đạo đức. Sự xuất hiện những yếu tổ mới của sự trưởng thành do kết quả của sự biến đối cơ thể; của sự tự ý thức; của các kiểu giao tiếp với người lớn, với bạn bè; của hoạt động học lập, hoạt động xã hội…

Người thực hiện:  NGUYỄN THỊ TUYẾT   

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Gia sư dạy kèm toán lý hóa anh cấp 1 2 3 tại nhà học sinh uy tín. Trung Tâm Dạy Kèm Trọng Tín

Trung tâm gia sư trọng tín, tập thể giáo viên dạy kèm dạy thêm Toán Lý Hóa từ lớp 6 đến 12 LTĐH tại Tphcm. Tuyển và cung cấp gia sư, giáo viên, sinh viên giỏi uy tín dạy kèm tại nhà Toán Lý Hóa Anh Sinh Văn ... Lớp 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 LTDH tại TPHCM. Tìm giáo viên sinh viên gia sư dạy kèm tại nhà ở các quận trên Tphcm : quận 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12, Bình Tân, Bình Chánh, Tân Bình, Thủ Đức, Củ Chi, Phú Nhuận, Nhà Bè, Hóc Môn, Gò Vấp, Bình Thạnh, Tân Phú, Bình Dương. Trung Tâm Gia Sư Trọng Tín là nơi dạy thêm, chỗ học thêm, địa chỉ dạy thêm toán lý hóa anh lớp 6 7 8 9 10 11 12 tại Tphcm. Tìm gia sư, giáo viên, sinh viên dạy kèm tại nhà liên hệ : ĐT: 0946321481, 0946069661, 0906873650, (028)66582811 Thầy Tính, Cô Oanh.
error: Content is protected !!
Chat hỗ trợ
Chat ngay