0946 069 661 | 0946 321 481 | Ôn cấp tốc THPT toán | Học tại trung tâm

TRUNG TÂM DẠY KÈM TRỌNG TÍN

GIỚI THIỆU GIA SƯ DẠY KÈM TẠI NHÀ
CÓ LỚP HỌC TOÁN, LÍ, HOÁ TẠI TRUNG TÂM

Giáo viên dạy kèm lớp 1 đến 12, ôn thi vào lớp 10, THPT
Gia sư giỏi kinh nghiệm dạy kèm tại nhà uy tín tại Tp.HCM

CUNG CẤP GIÁO VIÊN DẠY KÈM

LỚP 1->12, ÔN THI LỚP 10, THPT

Dạy kèm tại nhà học sinh

Đăng ký dạy kèm

Lớp dạy kèm mới

............................. 0946 321 481

LỚP HỌC TẠI TRUNG TÂM

TOÁN, LÍ, HOÁ 6->12

Học tại trung tâm  Thời khoá biểu  Học phí ............................. 0946 069 661

 Chào mừng quý khách đến với website: giasutrongtin.vn chạm tay vào số điện thoại để gọi, chân thành cảm ơn quý khách và hẹn gặp lại 

TẬN TÂM, HIỆU QUẢ

 Bạn đang lo lắng kết quả học tập của con mình?

Bạn cần tìm giáo viên dạy kèm tại nhà?

 Giáo viên dạy kèm hiệu quả trong thời gian ngắn. 

Có lớp toán, lí, hoá 6 đến 12 tại trung tâm.

Zalo: 0946069661

Trung Tâm Dạy Kèm Trọng Tín >> Tâm lý lứa tuổi >> ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM CỦA NGƯỜI CON GÁI

ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM CỦA NGƯỜI CON GÁI

ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM CỦA NGƯỜI CON GÁI

Những điểm then chốt trong tâm hồn người phụ nữ.

Người đàn bà mang nhiều tâm sự thầm kín, phức tạp hơn hẳn người đàn ông. Nếu trong tâm hồn người con trai càng dễ dàng bao nhiêu thì ngược lại trong tâm tình người phụ nữ càng thêm tế nhị và phiền phức bấy nhiêu.

Không một ai có thể hiểu nổi người đàn bà muốn gì và đang làm gì. Tâm tình người phụ nữ là một thứ tâm tình thầm kín và nhiều phức tạp. Một đôi vợ chồng chung sống với nhau từ ngày còn trẻ cho đến lúc tuổi già, chưa hẳn người đàn ông đã hiểu nổi người vợ mình muốn gì và đã làm gì trong những ngày chung sống.

Thế giới tình cảm của người con gái là cả một chuyện phức tạp, phức tạp không những đối với người khác mà họ còn phức tạp đối với chính mình. Có nhiều người đàn bà khi làm một chuyện hay quyết định một điều gì đó chưa chắc họ đã hiểu nổi họ, có lắm lúc tự mâu thuẫn ngay với chính con người họ nữa. Tình cảm của người con gái khác biệt người con trai là ở chỗ đó. Họ không bao giờ tự chủ lấy mình mà trái lại luôn hướng về kẻ khác. Người đàn bà thích làm cho người khác thỏa mãn. Trong nếp sống tình cảm của người con gái thường thường có những cố tật thường xuyên.

Nói những cố tật thường xuyên không phải là chúng tôi muốn nói người con gái nào cũng giống nhau ở những điểm mà tôi sắp trình bày, nhưng chiếm phần đông là như thế. Con người mỗi người một sở thích, một khác biệt cá nhân. Không ai có thể bảo rằng người này hoàn toàn giống người kia nguyên vẹn, nhưng có thể nói những điểm mà tôi sắp trình bày có thể đại diện cho 9 phần 10 tâm tình người phụ nữ trong quá khứ cũng như ở tương lai.

QUẢ TIM NƠI XUẤT PHÁT TÌNH CẢM

Hầu hết người con gái nào cũng giống nhau ở điểm là đặt quả tim mình vào một vị trí quan yếu nhất nhì trong tình cảm. Người đàn bà đều có thể coi trái tim là một trung tâm cửa ngõ của ái tình. Tất cả mọi thứ tình mẫu tử thiêng liêng đến tình vợ chồng chung chăn gối hay tình bạn, tình thân mật gia đình. Những điểm đó đều nằm trong giới hạn và quyền lực của con tim.

Người đàn bà tính chung là đa tình, đa cảm. Họ chỉ sống vào lòng tin và tình thương. Tình thương và lòng tin tưởng là những chất liệu cần thiết để nuôi dưỡng tâm tình người phụ nữ. Chắc chắn không một người đàn bà hay con gái nào coi nhẹ tình yêu. Họ có thể đánh đổi tất cả để chạy theo tiếng gọi của con tim. Họ có thể chấp nhaank những gian truân, mưa gió phũ phàng mà cả cuộc đời mang lại bằng cửa ngõ tình yêu. Tình yêu đóng một vai trò thiết thực nhất trong nếp sống tâm tình người phụ nữ. Họ coi nặng vấn đề tình cảm. Đơn cử một ví dụ cụ thể nhất là từ một chuyện không đâu của một người ngoài cuộc cũng làm cho họ mủi lòng, thương xót.

Một người không quan hệ gia tộc, khi người đó có chuyện đau khổ tự nhiên những người đàn bà khác cũng cảm thấy đau khổ lây cho cảnh ngộ hiện hữu của người bạn xấu số. Xem một cuốn phim tình cảm mà nhân vật trong phim chịu nhiều điều bất hạnh cũng khiến họ đau lòng v.v…Nói chung người đàn bà thường bị con tim hướng dẫn, từ một vai trò phụ thuộc tiến lên vị trí dẫn đạo, người con gái luôn luôn đặt tình cảm của mình vào chỗ bị lệ thuộc của con tim, ngoại giới và nội tâm luôn luôn chi phối họ. Không bao giờ họ có thể tự nhiên khi gặp những cảnh khổ từ bên ngoài đưa đến cho một người nào đó cũng làm họ đau đớn, xót xa và thương cho người đóng vai chủ chốt. Nói tóm lại con tim đã hướng dẫn người đàn bà hoàn toàn. Hành động của người đàn bà do con tim khởi động và hậu quả là do con tim làm ra. Tình yêu trong lòng người phụ nữ chịu trách nhiệm vì quả tim.

Người đàn bà nào cũng coi quả tim là vấn đề hệ trọng nhất cho cuộc đời. Họ dám sống, dám chết vì tiếng gọi của con tim, họ chỉ hành động theo những xúc cảm do con tim mang đến.

LÒNG VỊ THA

Tâm hồn người phụ nữ nào cũng giống nhau. Họ chịu trách nhiệm về con tim nhưng khổ một điều là chính con tim họ không phải là chỗ khai thác cho bản thân họ mà là nơi dùng để dung dưỡng tình cảm. Nói một cách khác, trái tim người đàn bà là nơi dùng để chất chứa, cùng cung ứng tình thương cho những người khác, những người mà họ thương yêu.

Điều này họ đã có một điểm dị đồng với tâm tình người con trai là tâm tình người con trai là một thứ tâm tình ích kỷ, tình yêu người con trai có tính cách cá nhân dùng để yêu một người nào đó thì trái tim lại tình cảm trong lòng người đàn bà lại dùng để yêu thương nhiều người mà họ xét thấy liên hệ hơn là một người.

Người đàn bà thích làm cho người mình thương yêu hạnh phúc hơn mình, đầy đủ hơn mình và luôn luôn toàn vẹn hơn mình, như vậy là người đàn bà thỏa mãn. Họ sẽ đau khổ xót xa khi thấy người họ thương yêu thiếu thốn, cơ cực, thua sút mọi người. Họ không bao giờ chịu chỉ cho những người họ yêu lại phải đau khổ, mà trái lại họ chỉ mong sao người mà họ tin tưởng hoặc gói ghém tình thương đừng bao giờ đau khổ, có như thế họ mới an lòng và lấy làm sung sướng, hãnh diện với tình thương của họ. Tình yêu của người đàn bà là một thứ tình yêu bị lệ thuộc vào kẻ khác, lệ thuộc vào những người mà họ yêu thương, họ lo lắng cho những người đó hơn là lo cho chính bản thân họ.

Tronh tình yêu lứa đôi, người con gái cũng mong cho người yêu của mình thành công trên một khía cạnh nào đó, muốn cho người mình yêu luôn luôn là người sung sướng, họ sẵn sàng hy sinh hạnh phúc của họ cho người yêu mà không suy nghĩ đắn đo.

Trong tình mẫu tử, một thứ tình thương thiêng liêng và nặng nề nhất trong nếp sống tinh thần của người con gái, họ chỉ mong muốn sao cho con được hoàn toàn sung sướng là đã mãn nguyện lắm rồi. Không một người đàn bà nào có con mà không hy sinh cho con, có lắm người mẹ còn quyết hy sinh sinh tất cả vì con, mạng sống của con đã được coi như mạng sống của chính bản thân của người mẹ, cái khổ của con là cái khổ của mẹ, cái hạnh phúc của con là hạnh phúc của chính mẹ.

Người đàn bà lại giàu lòng hy sinh, họ sẵn sàng hy sinh tất cả cho những người thân yêu của họ. Họ luôn luôn là một kẻ sống cho người khác, họ luôn luôn chịu mọi thiệt thòi cho kẻ khác sung sướng, niềm sung sướng của người thân yêu họ là niềm sung sướng và hãnh diện của chính họ. Họ tràn trề lòng hy sinh và tự nhiên là họ sẽ đau khổ khi kẻ chịu ân lại bạc bẽo đối với họ.

Tình yêu trong lòng người đàn bà là một thứ tình yêu bị chi phối và luôn luôn chịu lệ thuộc vào người khác. Vì lý do đó cho nên đời sống tình cảm của người đàn bà không được người đàn ông khai thác, bồi bổ tự động nó sẽ lịm dần và tắt hẳn trong một thời gian nào đó mà thôi. Ngược lại tình yêu đó nếu được một người chồng biết cách khai thác và nuông chiều cũng như khai thác đúng chỗ lòng tự ái, tình yêu đó sẽ bền chặt và vĩnh cửu muôn đời.

Bản tính tự nhiên của người đàn ông là thường hay quan trọng cá nhân, coi chuyện mình làm là hệ trọng, mưu cầu hạnh phúc cho chính cá nhân mình hơn là lo cho người khác, ngược lại người đàn bà thì thích sống cho người khác nhiều hơn là cho mình, coi hạnh phúc của kẻ khác quan hệ hơn hạnh phúc cá nhân, tình yêu trong lòng người đàn bà hướng về vị kỷ hơn là ích kỷ, trái với đàn ông. Đối với người đàn bà chỉ biết hướng đời sống vào kẻ khác mà coi thường mình, họ luôn luôn đặt lòng tin vào kẻ mà họ thương yêu, suy nghĩ nhiều về người ngoài hơn là suy nghĩ cho chính mình, nỗi khắc khoải ưu tư trong đời sống tình cảm trong tinh thần người con gái là những việc của người ngoài.

Họ bao giờ cũng đặt hạnh phúc vào trong tay người khác. Họ bắt buộc kẻ khác phái phải sống chết với họ. Tình yêu người đàn bà là thứ tình yêu lệ thuộc vào người khác ở chỗ đó. Hạnh phúc trong gia đình người đàn bà thường hay hướng vào chồng, vì thế tình thương gia đình là tình yêu phải là người chồng mang đến mà người vợ không thể nào gây dựng nên.

Một điều khác nữa là ngay trong lúc tuổi còn nhỏ cho đến lúc tàn tạ, người đàn luôn luôn hướng tình thường vào trong tay người khác. Đơn cử một bằng chứng là một gia đình giàu có thì trong nhà người đàn ông không thích bận bịu vào đàn con, đám cháu, mà người đàn ông muốn sống an nhàn sung sướng riêng mình, nhưng người đàn bà thì trái lại dù cho cuộc sống vật chất có đầy đủ bao nhiêu, cuộc đời có đãi ngộ bao nhiêu họ vẫn luôn luôn hướng về con, cháu, lúc nào cũng bận bịu gia đình nhiều hơn, tình thương lúc ấy đem cho con cháu mà không nghĩ tới mình. Trong trường hợp này nếu người đàn bà nào không có mục đích nào để yêu thương như không chồng con, gia đình thì nhất định lúc tuổi già người đàn bà đó là người gay gắt khó chịu vô cùng, đôi lúc còn hành động những chuyện tày trời nữa là khác.

Nói tóm lại, tình cảm của người đàn bà là một thứ tình yêu bị lệ thuộc và chi phối mà đối với người đàn bà là một điều cần thiết và kèm theo lòng hướng vào người khác là lòng vị tha không nuôi óc ích kỷ, mà trái lại người đàn bà nào cũng chủ trương tình yêu của mình là một thứ tình yêu lấy lòng vị kỷ làm cứu cánh, lấy đức tính khoan dung, bao la, làm mục tiêu cho cuộc song với chính bản than mình. Đặt tin tưởng vào người khác làm sở thích.

TÍNH THÍCH LÀM DÁNG

Trong tất cả nhưng người đàn bà sống trên cõi đời có một thiên tính độc đáo nhất là thích làm dáng. Không người đàn bà nào không ưa làm dáng, cốt là làm sao mình trở thành cái đích cho những kẻ khác dòm ngó. Tâm lý sâu xa nhất của phụ nữ ngày xưa cũng như ngày nay là họ luôn coi mình là quan trọng, quan trọng hóa ngay trong câu nói, giọng cười, dáng đi, tướng đứng, từng cử chỉ, từng hành động đều hướng về làm dáng. Đi đường cũng như lúc ở nhà, những cô gái đến tuổi cập kê, thời kỳ ái tình chính thức lên tiếng, trái tim họ hoàn toàn rung động vì ân tình, thì lúc đó chính là lúc ưa làm dáng hơn ai hết. Những người con gái bao giờ cũng tự cho rằng tính làm dáng là một bẩm tính. Làm dáng là cả một nghệ thuật, từ cái áo cái quần đến những cử chỉ xã giao hằng ngày.

Nếu bản tính tự nhiên của người đàn bà là làm đẹp lòng kẻ khác, sống thiên về lòng vị kỷ thì tính đó không phải là tính nết xấu, nhưng cũng không phải là không thiệt hại, nếu người đàn bà không ý thức được vai trò lòng vị kỷ của mình thì nó sẽ mang đến cho người đàn bà nhiều tai hại không ít.

Từ bản tính thích làm đẹp lòng kẻ khác, người đàn bà dần dần vượt quá giới hạn hiện hữu của mình và họ tiến đến một phạm vi bao quát hơn. Tính đó là tính ham xã giao. Từ ý mở rộng lòng ham xã giao đi đến mức muốn làm hấp dẫn và khiêu gợi người khác đang sống chung quanh mình. Những đức tính đó, người đàn bà thường hay biểu lộ bằng lời nói bằng cử chỉ và bằng hành động. Tất cả những thái độ đó được gọi chung thành một danh từ là làm dáng.

Những đức tính làm dáng, ưa xã giao rộng rãi là những sự ham muốn chung và là một trong những đức tính cốt yếu nhất của người đàn bà trong đời sống tình cảm. Người đàn bà luôn luôn muốn coi mình là quan trọng, trong sự quan trọng đó người đàn bà thấy lòng tự ái của chính mình được vuốt ve, nâng niu, chiều chuộng và từ những thái độ tiến đến quan niệm quan trọng bằng cách làm dáng. Không một người đàn bà nào không thấy hãnh diện khi ở những chỗ đông người, trên một địa hạt nào đó như chính trị, văn chương, nghệ thuật mà nơi đó người đàn bà được coi như có khả năng, được nhiều người ngưỡng mộ, mến chuộng tài nghệ mình, tỏ vẻ săn đón, chiều chuộng mình. Lúc đó người đàn bà tự coi như mình đã tạo được một sức hấp dẫn làm say đắm lòng người, có thể tùy ở hoàn cảnh, tùy ở phương diện sẵn có của mình mà lòng tự ái và tính làm dáng nảy nở và phát triển.

Trong người đàn bà, nếu những tính tình đó không được kìm hãm, tự nhiên lòng tỵ hiềm, óc ganh ghét, lòng tự ái chiếm ngự và làm cho người đàn bà trở thành độc ác và mất nết.

Tính tự ái là một bản tính đi đôi với bản tính làm dáng, hầu hết các cô gái đều ưa làm dáng, làm dáng vì mong mỏi có người khác chú ý, làm dáng vì người đàn bà muốn cho những người chung quanh hiểu mình biết sống theo thời đại và chạy theo thị hiếu, tuy nhiên tính làm dáng không phải là một đức tính tốt, nếu tính làm dáng cho người con gái tạo thành cho mình một đức tính cá nhân khác biệt hẳn đàn ông, thì trái lại tính làm dáng tạo cho người đàn bà một đức tính kiêu căng, khó chịu.

Người đàn bà khi nào ưa làm dáng, tự nhiên người đàn bà trở thành cá tính coi thường người khác và tự cho mình là quan trọng, là cao cả hơn người. Có nhiều người đàn bà cuộc sống vật chất không đầy đủ bao nhiêu cũng như cuộc sống tinh thần không vượt được người chung quanh là bao, nhưng người đàn bà đã coi mình là một thứ người đáng cho người khác đề cao. Người con gái nào có trong người tính làm dáng nhiều, nhất định người con gái đó không bao giờ chiếm được lòng kính yêu của mọi người.

Cổ nhân đã từng nói: “Cái nết của người đàn bà xấu nhất là làm dáng”. Nói như vậy thôi đủ thấy là làm dáng của người con gái chính là một cái hố trên đường đời mà ít người con gái nào thoát khỏi. Trong mười người con gái, thì chín người thất bại trên đường đời do tính làm dáng tạo nên. Nếu người đàn ông coi thường chính mình thì trái lại người đàn bà thường coi mình là quan trọng so với người khác.

QUAN TRỌNG HÓA VẤN ĐỀ ĂN MẶC

Người con gái nào cũng có một tính thiết yếu khác nữa ngoài lòng vị than và tính làm dáng là thích ăn mặc.

Theo quan niệm ngày xưa và cũng là quan niệm chung là người đàn bà nào thích ăn mặc lả lơi, ưa phô trương là người đàn bà không đứng đắn.

Sự thật có đúng như thế không ?

Tâm lý chung của người đàn bà không phải là người nào ăn sang mặc đẹp là không đứng đắn. Tính không đứng đắn là chỉ có với một số người nào thôi chứ không phải là tất cả. Có nhiều người ăn mặc thật đơn sơ, đứng đắn nhưng thiếu thủy chung, ngược lại có những người hay ăn mặc diêm dúa nhưng vẫn một mực chung tình, một lòng một dạ với chồng. Đặt ra vấn đề như vậy cho chúng ta thấy rằng cách ăn mặc không phải là điều tối hệ trong tình nghĩa vợ chồng, điểm quan hệ được đặt ra có thành vấn đề hay không là tính tình mà con người có thể có trong đời sống tinh thần. Vì vậy chúng ta chớ bao giờ có một quan niệm khắt khe trong tình vợ chồng là đặt trọng tâm vào vấn đề ăn mặc của người vợ mà làm thành một cái mức để xác định giá trị con người.

Người đàn bà, con gái nào cũng đều thích ăn mặc sang, mặc đẹp, thích trang điểm, thích chưng diện những gì mình có. Đó là một trong những đức tính phụ thuộc trong thiên tính làm vui lòng người khác mà nên. Cách ăn mặc của người đàn bà không phải chỉ chú trọng vào tính cách kiêu kỳ mà thôi. Tính thích ăn mặc sang trọng là một cái tính phức tạp trong đời sống tâm tình của người đàn bà, vì nó chiếm một vai trò quan trọng trong tính tự ái của người đàn bà.

Sở dĩ người người đàn bà chú trọng vào cách ăn mặc là vì theo người đàn bà thì quần áo, vàng vòng, đồ trang sức là một dấu hiệu chứng tỏ sự sung túc, sự giàu sang, quyền lợi và địa vị hiện hữu của mình trong xã hội, đồng thời nó còn là một bằng chứng cụ thể chứng tỏ sự yêu thương của chồng, của cha mẹ nhà chồng trong gia đình đối với họ.

Một điều nữa khiến người đàn bà quan trọng hóa vấn đề ăn mặc là vì theo họ thì sự ăn

mặc sạch sẽ, sang trọng có thể coi như là một sức sáng tạo, một người đàn bà có thân hình mảnh dẻ, ăn mặc một bộ đồ hợp thời trang hay mang trên người một món trang sức quý giá làm cho họ hãnh diện vì sự có mặt của mình. Bất cứ người đàn bà, con gái nào cũng coi mình là quan trọng. Sự ăn mặc sang trọng làm cho người đàn bà thấy mình đẹp thêm, cao quý thêm.

Sự ăn mặc đẹp làm cho người đàn bà coi mình như là một công trình sáng tạo tuyệt kỹ, sự sáng tạo đó có thể coi như là một thành công lớn về mặt tinh thần. Họ so sánh sự thành công đó như một họa sĩ thành công với một bức họa vừa hoàn thành, một nhà văn thành công với một tác phẩm mà họ coi là kiệt tác, hay một nhà kiến trúc thành công với một ngôi nhà mới thành hình v.v…Đối với người đàn bà cũng thế, mặc một cái áo, một cái quần được người ngoài chú ý và khen tặng, họ lấy làm sung sướng và hãnh diện tự coi cách trang sức đó là của mình là một sự sáng tạo và thành công về phương diện tinh thần.

Cách ăn mặc được người đàn bà chú trọng không kém bất cứ một vấn đề gì, từ lựa chọn một màu áo, một mẫu hàng thích hợp với chính mình hay may một bộ đồ bởi một người thợ khéo tay. Tất cả những điểm đó đều là những điểm khiến người đàn bà chú sung sướng và hãnh diện. Chính vì thế mà người đàn bà chú trọng vào vấn đề ăn mặc.

Khi mặc quần áo ra ngoài đường, được người ngoài nhìn xem, hoặc được khen tặng là đẹp, là sang, là hợp thời v.v…Đối với người đàn bà thật không còn sự sung sướng nào bằng. Không một sự hãnh diện nào hơn. Họ cảm thấy lòng tự ái được ve vãn đúng chỗ và tính kiêu kỳ được dịp bộc lộ. Đối với người đàn bà khi được khen về cách ăn mặc làm cho họ ưa và coi như hoàn toàn thành công trên phương diện chinh phục và ngoại giao. Người đàn bà lấy làm đau khổ khi sự ăn vận của mình không lôi cuốn được lòng ham chuộng của kẻ khác. Không còn gì làm người đàn bà đau khổ hơn khi chính mình nghe người ngoài chỉ trích về lối ăn mặc không hợp thời của mình. Vì mỗi lần bị chỉ trích họ coi như là một thất bại lớn lao trên đường đời trong công cuộc làm đẹp lòng người khác.

Một điểm tâm lý nữa là trong người đàn bà không chú trọng nặng nề về ăn mặc, nhưng khi ra chỗ đông người, người đàn bà lại chú trọng vô cùng. Tâm lý người đàn bà thật là dễ hiểu vì họ tự nghĩ, khi trong nhà thì sự ăn mặc không quan trọng bao nhiêu vì tất cả những người trong nhà và thân cận đều hiểu rõ gia đình họ nên ít chú trọng. Ngược lại khi ra đường họ phải làm cho người ngoài chú trọng bằng cách ăn mặc vì họ muốn người ngoài nể họ và coi họ quan trọng hơn lúc ở nhà và để làm cho người khác biết được giai cấp và địa vị của họ trong xã hội.

Điểm thứ ba trong lối ăn mặc, là người đàn bà chú trọng vào chỗ cao sang hơn hiện tại. Đàn bà luôn luôn chú trọng cách ăn mặc và săn sóc áo quần một cách chu đáo tươm tất vì người ngoài hơn là trong gia đình. Trong một gia đình thuộc hạng thường, người đàn bà chứng tỏ điều đó bằng cách khi có đám tiệc thuộc vào giới của gia đình mình, khi tham dự tiệc tùng họ không mấy chú trọng đến cách ăn mặc, nhưng nếu có người ở giai cấp cao hơn mời đón, tự nhiên người đàn bà sẽ ăn mặc cao kỳ hơn, tươm tất hơn, diện nhiều hơn và điệu bộ thêm nhiều hơn. Điều này chứng tỏ người đàn bà nhắm vai trò ăn mặc của mình vào chỗ cao hơn, chức tước và quyền quý hơn. Sở dĩ làm như vậy là họ muốn giai cấp trên nể trọng hơn và chú ý hơn.

Cách trang sức chưng diện, bề ngoài sở dĩ có là do lòng kiêu sa mà có. Nhìn cách ăn mặc người ta có thể đánh giá được giá trị thực tại của người đàn bà. Có một điều cần lưu ý là tính ăn mặc kiêu sa đôi khi là để che giấu những nét xấu bên trong. Thói thường nếu người đàn bà ăn mặc diêm dúa bao nhiêu, kiêu sa bao nhiêu thì chính người đàn bà đó sống buông thả bấy nhiêu. Thêm một điều khác nữa là cách ăn mặc thường che giấu những sa sút. Nếu người đàn bà có đức hạnh thì không chú trọng đến cách ăn mặc, ngược lại người nào không hoàn mỹ ở tính tình thì thích chưng diện se sua. Đối với người đàn bà ăn mặc diêm dúa lòe loẹt là một đức tính phức tạp nhưng kết cuộc chỉ là do bản tính chú trọng bề ngoài mà ra.

Điểm cuối cùng trong việc quan trọng hóa vấn đề ăn mặc là do ảnh hưởng hạnh phúc gia đình. Người đàn bà nào có nhiều hạnh phúc thường không hay chú trọng đến ăn mặc, vì họ cảm thấy đời sống mình quá đầy đủ nên không cần chưng diện se sua làm gì. Chúng ta không lấy làm lạ khi thấy nhiều người đàn bà thích chưng diện, sau khi lấy chồng một thời gian tự nhiên không chú trọng về lối ăn mặc, ngược lại có người từ xưa đến nay không chú trọng về việc ăn mặc nay bỗng chưng diện một cách lạ lùng Cuối cùng chỉ do lòng yêu thương có nhiều hay ít của chồng mà làm cho họ thích ăn mặc vì họ muốn làm cho họ được chồng yêu hơn, hoặc vì chồng thích lối ăn mặc của họ mà họ làm theo.

Tóm lại người đàn bà nào cũng thích quan trọng hóa vấn đề ăn mặc của mình, cốt mong cho mọi người chú ý đến mình và đó cũng là một phương thức bảo vệ hạnh phúc gia đình theo người đàn bà quan niệm.

LÒNG HAM MUỐN

Những cao vọng lớn lao nhất trong đời người đàn bà sau sự quan trọng hóa vấn đề ăn mặc và tính thích làm dáng là lòng ham muốn. Lòng ham muốn trong người đàn bà là thứ chiếm nhiều nhất trong đời sống tình cảm của họ. Người con gái nào cũng nuôi dưỡng lòng ham muốn, không một thứ gì làm họ hài lòng, dù cho cuộc đời đầy đủ bao nhiêu, hạnh phúc có dồi dào bao nhiêu, người đàn bà cũng không bao giờ hài lòng. Sự sung sướng và đầy đủ trong hiện tại không làm cho người đàn bà hài lòng mà trái lại, người đàn bà bao giờ cũng thích nhiều hơn và nhiều hơn trong hiện tại. Lòng ham muốn trong người đàn bà là một thứ vô bờ bến, không bao giờ người đàn bà chịu an phận với hoàn cảnh, thường hay thích đứng núi này trông núi nọ, tính của người con gái là hay dòm vào hoàn cảnh kẻ khác mà nghĩ đến mình, đặt địa vị của người khác vào lòng ham muốn của mình.

Lòng ham muốn của người đàn bà bắt nguồn từ lòng hoài vọng vào kẻ khác, thích sống cho người khác hơn là cho mình, tất cả cao vọng của người đàn bà đều hướng vào tính làm đẹp lòng người, người đàn bà muốn làm cho vai trò của mình được nổi bật hơn người khác, được người khác coi mình là một người xuất chúng, có những thiên tài. Từ những quan niệm đó, khiến cho tình cảm người đàn bà biến thành lòng ham muốn.

Trong một chốn công cộng, một chỗ đông người hay một nơi nào có nhiều bạn gái lui tới như thư viện, quán ăn chẳng hạn, bạn hãy chú ý đến những cô gái đang ngồi cùng nhau trò chuyện trong một góc phòng. Những câu chuyện của họ nói đều quan trọng hóa những vấn đề làm đẹp lòng người khác, họ chú trọng từ lời ăn tiếng nói, họ luôn luôn coi những người bên ngoài là trung tâm mà mình có nhiệm vụ phải coi sóc, người đàn bà luôn luôn bận tâm làm cho người ngoài chú trọng và tin tưởng rằng họ là người cao sang quyền quý, bặt thiệp, lịch sự, người đàn bà muốn người chung quang nhìn bằng một cặp mắt kính nể, một thái độ cung kính, vì thái độ đứng đắn, vì ăn mặc lịch sự, vì tài cán của mình v.v… Người đàn bà luôn muốn người ngoài coi mình là người hơn người, họ lúc nào cũng tưởng mình sang trọng, đẹp đẽ hơn những người khác.

Đó là lòng ham muốn của người con gái.

Người con gái muốn mình hơn người và được người kính trọng, lúc nào cũng coi mình là một nhân vật phi thường. Lòng tự ái của người con gái thường đi đôi với lòng ham muốn và tính thích cao vọng. Trong bất cứ một lĩnh vực gì người đàn bà cũng thích hơn người. Trong lĩnh vực văn hóa chẳng hạn, người đàn bà là một nhà văn, thì lòng ham muốn của họ là muốn mình là một nhà văn nổi tiếng vượt bật. Trong lĩnh vực chính trị nếu có, người đàn bà muốn mình là một chính khách tiếng tăm, nhiều người kính nể. Trên lĩnh vực nghệ thuật, người đàn bà muốn mình trở thành người nghệ sĩ lẫy lừng v.v…Nói tóm lại, bất cứ trong lĩnh vực nào cũng thế, nếu có người đàn bà tham gia thì tự nhiên lòng ham muốn của người đàn bà bao giờ cũng vượt hẳn xa người đàn ông.

Một khi tạo được tên tuổi, tiền tài danh vọng, người đàn bà thường hay coi mình là một nhân vật “trên đời dễ có mấy ai”, và song song với tính nết ấy người đàn bà thường mang theo bên mình một cố tật là khinh người.

Trong xã hội có nhiều người đàn bà tạo nên tên tuổi vang lừng như bà Marie Curie, người sáng tạo ra quang tuyến, bà Marie Harel người sáng chế ra Fromagc v.v…Những người đàn bà đó không có những ước vọng cao sang nhưng lại nổi tiếng, vì tài ba của mình, nhưng rất tiếc số người này không có được bao nhiêu. Đối với lương tâm của người đàn bà thì không có gì sung sướng cho bằng khi chính mình tạo được tên tuổi. Trái lại không có gì đau khổ cho người đàn bà khi về một khía cạnh nào đó như nhan sắc, nghệ thuật, tài ba, uy quyền, giàu sang, quyền thế bị thua sút những người xung quanh mình. Điều làm người đàn bà sung sướng và hãnh diện hơn người khác khi thấy chính mình có một khía cạnh nào đó vượt xa hẳn lên trên người khác.

Trong những lòng ham muốn của người đàn bà có một thứ lòng ham muốn được người đàn bà chú trọng hơn hết là lòng ham muốn được người khác yêu chuộng, trong giới nữ thì lòng ham muốn nhất của người đàn bà là mong sao cho mình được người khác thương yêu chiều chuộng mà nhất là người yêu hay chồng mình. Khi được chồng hay người yêu mình thương yêu chiều chuộng, người đàn bà thấy hãnh diện và sung sướng vô cùng. Chỉ có yêu thương của mình mới làm cho người đàn bà hãnh diện và sung sướng mà thôi.

Nói tóm lại, người đàn bà nào cũng có lòng ham muốn làm cho người đàn bà khác thấy người và chính tính ham muốn làm cho người đàn bà nuôi lòng tự ái và tính này cũng là một trong những nữ tính quan trọng nhất trong người đàn bà.

TÍNH ĐA CẢM

Người đàn bà nào cũng mang trong lòng một các tính đặc biệt là tính đa cảm.

Tính đa cảm là một thiên tính của phái nữ mà không làm sao họ bỏ được. Trời sinh ra người đàn bà dường như để đa cảm thì đúng hơn. Một cảnh ngộ nào đó của một người ngoài cuộc cũng khiến họ đau lòng, xem một thiên tiểu thuyết mà nhân vật chính gặp lúc hoạn nạn, người con gái cũng cảm thấy đau đớn xót xa, thương cho người trong cuộc mà người đó không dính dáng gì đến chính mình.

Bản tính người đàn bà như chúng ta hiểu là sống thường thiên về người khác, cuộc sống của người đàn bà sống cho người khác nhiều hơn là chính họ, vì vậy khi gặp cảnh ngộ của người ngoài đau khổ, tự nhiên người đàn bà cảm thấy đau khổ và đau xót cho cảnh ngộ trái ngang.

Chính vì tính đa cảm của người đàn bà đã làm cho người đàn bà đau khổ, một số người lợi dụng tính đa sầu đa cảm của họ rồi gây thêm bao nhiêu đau khổ dập dồn trong cuộc đời họ. Chỉ vì thương người, xót đau cho hoàn cảnh của người mà người đàn bà phải hứng chịu những cảnh khổ dập dồn trong cuộc sống. Lúc những cảnh trái ngang xảy ra thì người đàn bà chỉ biết đau đớn riêng mình mà không bao giờ chi sớt và thổ lộ cùng ai. Bản tính đa cảm là một thứ tình cảm tự nhiên trong lòng người đàn bà, tình cảm của người đàn bà rất phức tạp, nhưng cũng bao quát vô song.

Không một người đàn bà nào có thể an lòng mà không bị hoàn cảnh của người khác chi phối, không một người con gái nào có thể tự an lòng lúc gặp người khác đau khổ. Trong một hoàn cảnh nào cũng thế, lòng người đàn bà bao giờ cũng rộng lượng thứ tha, sẵn sàng tha thứ tất cả những lỗi lầm của người khác chỉ vì lòng đa cảm mà ra. Tính đa cảm là một thiên bẩm trong lòng người phụ nữ mà không sao tránh khỏi và cũng chính vì tính tình này mà người đàn bà chứng tỏ vai trò của mình trong xã hội và cũng chính lòng đa cảm đã mang đến cho người đàn bà những đau khổ dồn dập.

LÒNG HOÀI NGHI

Ông Rochefoucault, văn hào Pháp đã nói: “Chỉ có thượng đế mới biết người đàn bà suy tính như thế nào trong lòng họ”. Lời nói trên đây đã nói lên đức tính hoài nghi trong lòng người đàn bà. Thành thật mà nói, người đàn bà là một người mang đức tính hoài nghi nhiều nhất, trong lòng người đàn bà không bao giờ chịu an ổn cả, bao giờ người đàn bà cũng nghi ngờ, nghi ngời với tất cả mọi người chung quanh, từ một chuyện tầm thường đến một chuyện quan trọng, từ một chuyện không đâu người đàn bà bao giờ cũng hoài nghi, lòng hoài nghi trong tâm tình người thiếu nữ là một thứ bất di bất dịch, không bao giờ có người đàn bà nào mà không hoài nghi khiến người đàn bà biến thành ích kỷ, một thứ ích kỷ tuyệt đối.

Trong gia đình nếu có người đàn ông có người đa nghi có người rộng rãi thì trái lại trong lòng người đàn bà luôn luôn đa nghi, chính vì tính đa nghi đã chi phối người đàn bà nhiều nhất, chịu thiệt thòi và đau khổ vì hoài nghi và ghen tuông rất nhiều. Có nhiều gia đình đang độ mặn nồng thì bỗng dưng lại gặp tai biến và sụp đổ vì nguyên nhân chính chỉ vì lòng hoài nghi sinh ra những tai hại mà thôi. Lòng hoài nghi là một thứ phiền muộn triền miên trong tình cảm của người con gái, thế giới tâm linh phái yếu luôn luôn dao động vì nghi ngờ, từ lòng vì nghi ngờ, từ lòng nghi ngờ đưa đến chỗ suy nghĩ vẩn vơ dẫn đến chỗ tan vỡ hạnh phúc.

Thành thật mà nói, phần nhiều mấu chốt hạnh phúc trong gia đình đều do người đàn bàn tạo dựng và duy trì, nếu người đàn bà khôn ngoan thì hạnh phúc dễ dàng trường cửu, ngược lại nếu người đàn bà đa nghi, tự ái, phô trương thì hạnh phúc chỉ là những đợt song mà không bao giờ tồn tại trước những tảng đá chướng ngại.

Nói tóm lại, trong tâm tình người con gái, lòng hoài nghi là một thứ chất liệu hiểm nghèo nhất mà người đàn bà không bao giờ bỏ được, tính này thường đưa người đàn bà đi đến chỗ suy vong hạnh phúc nhiều hơn là duy trì, nhưng người đàn bà không bao giờ chối bỏ được.

Đó là một trong những thứ tính tình bất di bất dịch trong lòng người đàn bà từ xưa đến nay.

TÍNH HIẾU KỲ

Tâm tính chung của người đàn bà là thích sống bằng bề ngoài nên trong lòng người đàn bà còn có thêm một đức tính khác nam giới nữa là: TÍNH HIẾU KỲ.

Người con gái nào cũng thế, như chúng ta biết là “thích sống cho người khác và ưa được người khác chế ngự, chinh phục”, vì thế lòng người đàn bà có thêm đức tính hiếu kỳ.

Tính hiếu kỳ trong lòng người đàn bà cũng giống như lòng tự ái và hoài nghi nghĩ là nó là một thứ tính bất di bất dịch mà không bao giờ có thể thay đổi được trong tư tưởng người đàn bà. Thật thế, không một người đàn bà nào mà không hiếu kỳ, bất cứ một câu chuyện lạ nào cũng được người đàn bà chú ý, không một lối ăn mặc hay trang sức nào khác mà người đàn bà không ưa, bất cứ một công chuyện gì dù ít dù nhiều, lòng người đàn bà bao giờ cũng hướng về những cái mới, những cái khác thường mà mình chưa có hay chưa thấy. Từ chỗ hiếu kỳ đưa người đàn bà tới chỗ đua đòi và chưng diện không xa mấy, mà nó chỉ làm thành một vấn đề thời gian tuy chưa ai cả đoán mau hay chóng.

Trong lương tâm người con gái nào cũng thế, thấy bất cứ một cái gì mới cũng ham, cũng muốn sao cho mình chiếm được, lòng người đàn bà luôn luôn mong muốn có cái mới, mặc dù chính người đàn bà không hiểu cái mới sẽ mang đến hậu quả như thế nào, miễn sao tính hiếu kỳ được thỏa mãn. Một người đàn bà đi ra đường thấy một người ăn mặc theo một lối mới hay trang sức bằng một món nữ trang tân thời kiêu kỳ, tự nhiên người đàn bà dâng lên một thứ ham muốn khó nghĩ, lòng ham muốn đó chính là lòng hiếu kỳ.

Theo sau tính hiếu kỳ của người đàn bà còn được sức tưởng tượng phụ họa. Không một chuyện gì xảy ra mà người đàn bà không tưởng tượng. Nhưng nếu sức tưởng tượng của người đàn bà bị kích thích muốn sao cho bằng được, cho thỏa mãn được thì lẽ tự nhiên lòng người đàn bà phải ham thích ngắm nhìn cho bằng được.

Lòng hiếu kỳ trong tâm tình người đàn bà thật phong phú vô cùng, người đàn bà thường tỏ ra hiếu kỳ cao độ khi muốn trông, muốn biết, muốn hưởng những gì xảy ra chung quanh mình.

Bất cứ dân tộc nào, người đàn bà bao giờ cũng muốn đứng trên những bao lơn và cửa sổ để ngắm nhìn người khác, một khung cảnh nào lạ lùng, một sự việc gì quan trọng, bất thường thì nhân vật đến xem trước là người đàn bà, những người bàn tán chú trọng nhiều nhất cũng là người đàn bà. Người đàn bà thích nhìn, thích biết, thích được hơn người đàn ông thật nhiều. Sức tưởng tượng trong người đàn bà thường phong phú, nó phong phú đến độ chúng ta không thể hiểu nổi. Đối với người đàn bà trí tưởng tượng phong phú là một điều quan trọng trong đời họ, họ luôn luôn suy tư lo nghĩ viển vông.

Đối với người đàn ồng thì không thích tưởng tượng nhiều mà chỉ thích những gì đã có thực tại, thì trái lại người đàn bà thích nghĩ nhiều hơn, tính hiếu kỳ và tưởng tượng trong lòng người đàn bà là một thứ gì phiền phức và giàu có vô ngần. Người đàn bà thường quan tâm đến những chuyện không đâu, như một đám cưới người đàn bà cũng muốn xem cho biết mặt cô dâu chú rể, một đám tang người đàn bà cũng muốn biết ai là người bạc số, một vụ tai nạn xảy ra người đàn bà cũng muốn biết ai là thủ phạm và ai là nạn nhân.

Công việc hằng ngày thì người đàn bà thích đứng sau cửa sổ nhìn người, thích chú ý đến cách ăn mặc, chưng diện của người khác. Tại sao người đàn bà lại có những biểu hiện như thế ? Chỉ vì người đàn bà thường hay bị kích thích bởi những chuyện của người khác và thường quan tâm chuyện người khác nhiều hơn.

Nhiều người đàn ông thích những chất kích thích tinh thần như rượu, gái, thuốc lá, á phiện thì người đàn bà lại thích dòm ngó, quan sát, bàn tán chuyện kẻ khác. Đó là những sở thích cá nhân của hai bên.

Tuy nhiên người đời thường hay nói đến những đức tính xấu của người đàn bà, luôn luôn khai thác những đức tính này, song nếu nghĩ cho kỹ thì đây cũng không hẳn là một tính xấu vì ngoài phương tiện hiện hữu của vật chất mà người đàn ông đã áp dụng, thì người đàn bà không còn phương tiện nào thích hợp hơn là hiếu kỳ và địa vị của mình trong xã hội và chỉ có thế mới giúp người đàn bà khắc phục gian khổ để chống đối với đường đời.

LÒNG TỰ ÁI

Người đàn bà luôn luôn thích những người chung quanh, yêu thương, săn đón và nuông chiều.

Ai cũng biết lòng tự ái con người cao hơn trời và sâu hơn đáy biển, nhưng trong đó lòng tự ái của người đàn bà chiếm chỗ nhiều hơn là người đàn ông. Nếu trong tâm tình của người đàn ong có khi tự ái tự cao thì cũng có khi xí xóa với những chuyện tầm thường, nhưng người đàn bà thì không. Bất cứ một câu chuyện gì cũng làm cho người đàn bà tự ái, tự thấy mình có trách nhiệm và dính líu, nghe một người khác nói chuyện vu vơ, người đàn bà khi tìm thấy trong lời nói đó có một vài điểm tương đồng tự nhiên người đàn bà thấy lòng tự ái bị va chạm.

Người đàn bà thường chú trọng dư luận bên ngoài mà không kịp nghĩ đến tương lai hậu quả. Trong lòng tự ái thường đưa đẩy người đàn bà tiến những bước nguy hiểm có khi liều lĩnh, đánh đổ cả hạnh phúc gia đình. Lòng tự ái khiến người đàn bà không cần suy nghĩ thiệt hơn gì nữa chỉ muốn thỏa lòng căm tức nhất thời mà thôi, còn hậu quả sau đó thế nào cũng mặc. Có nhiều đôi nhân tình thương yêu nhau tha thiết nhưng rồi chỉ vì một lời nói hay một cử chỉ của người tình làm cho người đàn bà cảm thấy tự ái bị tổn thương nên có nhiều thái độ khó hiểu khiến con trai chán nản rã rời và chỉ có thế, tình duyên tan vỡ, lúc chán chường khổ đau vì mộng tình không còn kịp nữa, thế là hối hận, buồn chán có khi đưa người đàn bà đi tới những quyết định hiểm nghèo như tự tử chẳng hạn, mà đó là một trong những hậu quả thảm khốc nhất của lòng tự ái. Hay khác hơn vì hờn dỗi cha mẹ người con gái sẵn lòng nhận một cuộc hôn nhân nguy hiểm để rồi sau ngày tiếng pháo vu quy bắt đầu nổ báo hiệu chuỗi ngày dứt khoát thời thơ ấu của nàng thì nàng mới biết mình nhầm lẫn, lúc ấy đã quá muộn màng.

Có một chuyện nguy hiểm nhất trong tính tự ái, người đàn bà muốn trả thù. Chính tính này làm cho người đàn bà đau khổ nhiều nhất.

Cô gái nào cũng thế, có nhiều khi họ lớn lên sống chung trong xóm làng, nhận thấy nhiều cô bạn có chồng trong lúc mình vẫn lẻ loi “ế ẩm” nên nhận bừa hôn nhân khi gặp người không hợp ý là để chứng tỏ cho mọi người biết ta đây cũng có chồng như ai chớ nào phải “tệ”. Thế là một thứ đau khổ!

Có một vài cô gái có người yêu những người yêu vì chống lại một ý kiến nào đó, hay bạc tình chẳng hạn, anh ta có vợ, cô nàng đâm ra “nổi nóng”, quyết chí trả thù bằng cách lấy một người mà trước đây mình cũng không hề thương, hoặc để “cho biết tay ta” cô gái ấy đi lấy ngay người tình địch trước đây đã từng theo đuổi, nhưng tính tình của anh này không đứng đắn nên không hài lòng. Sau ngày cưới nàng cảm thấy thỏa mãn vì “trả thù” được rồi, cô đinh ninh rằng người tình kia chắc “cay như ớt” nhưng nào ngờ sao khi cưới xong, qua một thời gian thì “lửa cháy nhà lòi ra mặt chuột” cô nàng lại thầm khóc than cho rằng minh “vô duyên bạc số” nhưng lúc đó thì đã muộn màng, không sao cứu vãn được.

Trong vấn đề hôn nhân, đôi khi người con gái không cần gì cảm mà chỉ vì lòng tự ái xúi giục mà thôi, có khi vì vật chất, có khi vì thù hận, nên cuối cùng nhiều người đau khổ chỉ vì tự ái mà ra!

Tóm lại, người đàn bà chịu sự chỉ huy của lòng tự ái và sự đau khổ nhất đối với người đàn bà là do lòng tự ái mà ra. Không có gì làm cho người đàn bà khổ sở bằng tai hại của lòng tự ái. Trong tình vợ chồng chăn gối, người chồng nên rành tâm lý vợ về điểm này để tránh những sự hờn dỗi không đâu, có khi tiêu tan hạnh phúc chỉ vì lòng tự ái của vợ.

Trong đời sống gia đình, khi cùng nhau chung sống người đàn bà thường hay nghi ngờ, nghĩa là người đàn bà luôn luôn đa nghi dù chuyện không đâu, người chồng nên hiểu như thế mà ngăn ngừa và bảo tồn lấy hạnh phúc, nếu không thấu đáo tâm lý vợ, nói riêng, tâm lý đàn bà nói chung, thì khó lòng mà duy trì hạnh phúc vì lòng tự ái là các tính bất di bất dịch của người đàn bà, sự thật vẫn là sự thật, một sự thật mà không ai có thể chối cãi được. Có thấu đáo như vậy, tình vợ chồng mới bền chặt và trên đường đời mới tránh khỏi vấp ngã kho không hiểu biết lẫn nhau.

THÍCH TÂM SỰ

Không giống người đàn ông thích vui đùa, người đàn bà lại thích tâm sự với nhau. Người đàn bà khác người con trai ở chỗ đó, đối với người con gái nào cũng giống nhau, bất cứ một chuyện gì người đàn bà luôn luôn cũng muốn tìm cho mình một đối tượng, bao giờ cũng muốn có người nghe mình giãi bày tâm sự, dù là người nghe cũng không giúp cho mình một lối thoát nào thiết thực. Trong khi vui người đàn bà cũng muốn có người cùng chia vui với mình, khi buồn người con gái cũng muốn có người cảm thông trước những trái ngang của riêng mình. Bản tính của người đàn bà là muốn được tâm sự với người khác.

Trong một gia đình có con trai và con gái, thì người con trai ít nói, chỉ nói những gì đáng nói thì trái lại người con gái thường hay kể lể những chuyện không đâu, đôi khi chuyện kể lại là chuyện của người chưa bao giờ nghe đến. Đối với người con trai đứng đắn thì thích nghiền ngẫm suy nghĩ chính chắn Rồi mới nói, ngược lại người con gái thì lúc nào cũng muốn đem tâm sự của mình ra mà trình bày cùng người khác và mong người khác hiểu giùm.

Ngoài đường hai người đàn ông gặp nhau tay bắt, mặt mừng nói chuyện qua loa rồi thôi, khi có công chuyện gì, hầu bàn luận với nhau, người đàn ông thường hay dùng những trò tiêu khiển để làm đề tài móc nối câu chuyện như trong một canh bạc, hay vào một quán nước qua một vài chai rượu hay một vài điếu thuốc, lúc đó người đàn ông bắt đầu khơi câu chuyện và thảo luận cùng nhau. Người con gái thì không thế, khi hai người gặp nhau họ nói với nhau rất nhiều, từ chuyện gia đình sang chuyện xóm làng, nhà cửa thôn trang đến chuyện buôn bán, chính trị v.v…Những câu chuyện của người đàn bà thường dài dòng. Đôi khi họ kể lại những câu chuyện xưa mà vẫn còn nhắc lại mãi bằng một kỷ niệm vui buồn khó quên.

Trong gia đình, khi có chuyện buồn người đàn bà thường đem chuyện nhà sang hàng xóm kể lể như phân bua làm chứng và mong người bạn mình thông cảm giúp mình, đó là tính nết cố hữu của người đàn bà. Trong tình bạn bè cũng thế, đối với đàn ông, con trai gặp nhau thì chào hỏi, xa nhau thì nhớ, nhưng cái nhớ trong lòng người con trai cứ để yên mà ít thư từ cho nhau. Người con gái thì không, xa nhau họ thư cho nhau thật nhiều, trong thư kể lại chuyện xa rồi lại gần, chuyện nhà, chuyện tương lai, chuyện quá khứ, đủ mọi chuyện tình cảm của mình cho bạn nghe v.v…

Tất cả những thứ ấy đều là bản tính thích tâm sự mà ra. Người con gái khác hẳn người con trai là như thế, đối với người con trai thích sống trầm ngâm, khi có chuyện cần suy nghĩ và có chuyện buồn, còn người con gái thì không, đối với người con gái im lặng và trầm ngâm là một sự trống vắng lạnh lùng ghê gớm. Hằng đêm người con trai không ưa nói chuyện nhỏ to, nhưng người con gái thích rỉ tai chồng hàn huyên đủ chuyện. Trong khi còn là tình nhân lúc gặp nhau người đàn ông thích hàng động hơn là lý luận suông, người con gái thích “lý thuyết” hơn là “thực hành”. Đó là một trong những các tính đặc biệt nhất của phái yếu.

Người đàn bà không thích sống im lặng, trong tình cảm vợ chồng cũng thế, người đàn bà không thích chồng im lặng, trong vấn đề này đã có nhiều lầm lẫn đáng tiếc xảy ra, người chồng đôi khi vì sinh kế không nói chuyện với vợ thường, dù yêu thương rất nồng nàn, người vợ lại lầm tưởng chồng không thương yêu mình nữa, sự im lặng của chồng có nghĩa là lạnh nhạt, là hờ hững nên người vợ đâm ra chán chường đau khổ, từ chán chường đau khổ trong đầu óc người đàn bà nẩy ra tư tưởng ghen tuông và cứ thế tiếp tục, chẳng bao lâu gia đình đi đến chỗ tan vỡ.

Có nhiều người đàn ông không hiểu tâm lý vợ mình nên đinh ninh yêu thương là đủ lắm rồi, nên gia đình thường đưa nhau đến chỗ phân ly. Người đàn bà luôn luôn thích tìm hiểu tâm sự người khác, cũng như thích người khác cảm thông tâm sự của chính mình, vì vậy thường hay đem chuyện mình và chuyện người làm thành một đề tài trong đời sống. Đối với người đàn bà sự quan trọng là có người nghe mình trình bày tâm sự, mà nghe có chú ý hay không lại là chuyện không thành vấn đề.

Nói tóm lại, thích tâm sự là một cái tính độc đáo của người đàn bà, mà người đàn ông khi lập gia đình nên hiểu tâm sự vợ mình để duy trì hạnh phúc, ngược lại nếu một người chồng quá kém cỏi, không hiểu được vợ về điểm này thì gia đình khó lòng kiến tạo hạnh phúc, thì người đàn ông khó lòng thành công mà chỉ có thể là một lữ khách cô độc trên bãi sa mạc hoang vu của ân tình.

THÍCH PHÔ TRƯƠNG

Trong phần thích làm dáng và quan trọng hóa vấn đề ăn mặc, tôi đã trình bày những nét chính trong lòng người đàn bà, sở dĩ bây giờ tôi trình bày thêm phần phô trương là để xác minh lại vai trò chính yếu trong nếp sống tình cảm của người đàn bà trong địa hạt tình cảm.

Tính thích phô trương là do lòng ham muốn, thích làm dáng và thích hơn người mà ra. Người con gái bao giờ cũng muốn mình hơn người, bất cứ một điểm nào cũng thế, từ tiền tài, địa vị, trang sức, tài năng, nghệ thuật v.v…Tất cả những gì người đàn bà có thể có được đều muốn hơn người., một khi có được rồi thì thích khoe khoang. Từ lòng thích khoe khoang đưa người đàn bà đến lòng kiêu căng. Kiêu căng khi khi có một vấn đề gì bất cứ miễn được hơn người là người đàn bà muốn có người khác biết đến.

Làm một hành động nghĩa hiệp, người đàn bà muốn được tán dương, hoàn thành một công trình nghệ thuật nào đó, người khai sinh ra nó nếu là đàn bà thì muốn tên tuổi mình một cách lẫy lừng, ăn mặc một cái áo mới, đeo một món nữ trang quí giá, người đời ít có người đàn bà nào không muốn cho người khác biết đến. Có nhiều người đàn bà vì lòng kiêu căng quá lớn, khi có một món đồ mới thường hay khoe người khác, như mặc đồ mới may gặp ai cũng nói cho hay, mua một đôi bông tai gặp người nào quen cũng làm ra vẻ cố tình chọc vào mắt người đó một sự chú ý, khi được người hỏi đến hoặc khen thì người đàn bà cảm thấy sung sướng vì lòng kiêu căng được xoa dịu và “gãi đúng chỗ ngứa”nên rất thích thú. Ngược lại khi bị ai chê bai hay chỉ trích thì đâm ra oán hờn người đã phê bình và cho đó là một thái độ không tốt.

Tóm lại lòng tự ái và tính kiêu căng của người đàn bà thường khiến cho tâm hồn phái yếu trở nên tầm thường xấu xa và bần tiện.

Trong tính thích phô trương thường thường không có lợi cho người đàn bà mà chỉ có hại, có nhiều người biết khai thác đúng chỗ khiến người đàn bà bị thua thiệt rõ rang. Như ta biết tính đàn bà thích phô trương, khoe khoang thì đối với người lợi dụng chỉ cần nịnh bợ một chút khen tốt, khen lành thì tự nhiên người đàn bà thấy thích chí, từ chỗ thích chí đó người đàn bà sẵn lòng giúp đỡ cho người khen mình những gì mình có, những gì mình làm được. Cứ như thế là vô tình người đàn bà thành nô lệ cho lòng kiêu hãnh và phô trương.

Tóm lại, người đàn bà sống cho lòng kiêu căng và cũng chết bởi lòng kiêu căng mà thôi.

THÍCH CHƯNG DIỆN

Đồng nghĩa với lòng kiêu căng, phô trương nhưng tiếng chưng diện cỉa nghĩa hẹp hòi và giới hạn trong vật chất mà thôi.

Người đàn bà thường hay ưa chưng diện khi đã có những điều kiện vật chất cung ứng đầy đủ. Sở dĩ người đàn bà khoái chưng diện là do tính thích sống cho người khác và sống vào người khác.

Từ tính thích sống cho người khác và vì người khác nên người đàn bà nẩy sinh ra tư tưởng chưng diện. Người đàn bà muốn chưng diện thật lộng lẫy kiêu kỳ để người khác chú ý và khen ngợi. Khi đến chỗ đông đảo, người đàn bà càng chưng diện nhiều hơn, họ thích chưng diện rực rỡ để người khác chú ý và họ ngầm nói với người chung quanh rằng: “Ta sống cao sang như thế đó”. Nếu được người khác chú ý và khen tặng bao nhiêu, người đàn bà càng chưng diện bấy nhiêu. Hằng ngày các cô nữ sinh đi học ăn mặc quần áo thật sang, đeo những đồ trang sức thật quý giá là cố khêu gợi những chàng trai chung quanh và muốn cho các bạn thấy được mức sung túc trong gia đình mình. Người đàn bà càng giàu sang bao nhiêu, càng chưng diện lộng lẫy bấy nhiêu.

Có nhiều người chưng diện không phải đồng tiền do chính tay mình tạo nên mà do tiền vay mượn, họ làm như vậy là để thỏa mãn lòng mơ ước và tính đua đòi mà thôi. Người đàn bà có thể chịu mọi thiếu thốn để chưng diện, có thể dám làm bất cứ chuyện gì, miễn sao thỏa mãn lòng ham muốn về vật chất thì họ không chối từ, mà trái lại còn chấp nhận một cách vui vẻ thích thú vô cùng và coi đó như một thành công rực rỡ nhất, không khác gì một chiến sĩ sau tiếng kèn chiến thắng.

LÒNG GANH TỴ

Bản tính cá nhân người con gái thường thường ưa kiêu căng, đã mang trong lòng tính kiêu căng thì nhất định không nhiều thì ít, người con gái lúc nào cũng phải có mầm mống ganh tỵ. Lòng ganh tỵ đối với người con gái gần như là một chuyện đương nhiên, nó khởi đầu bằng lòng ích kỷ mà ra, từ chuyện sợ mình thua kém người bất cứ trên một lĩnh vực nào đó mà thành. Đối với người con gái, điều nguy hiểm nhất đối với họ là khi thấy mình chính thức thua kém người một phương diện nào đó từ: Nhan sắc, vật chất, chức nghiệp, quyền lợi, địa vị, tình yêu v.v…

Khi thấy chỗ yếu của mình tự nhiên người con gái đâm ra ganh ghét người hơn mình và thường thường hay có những cử chỉ hoặc hành động ích kỷ để biểu dương sự phản đối của mình. Chính lòng ganh tỵ đã hủy diệt tình thương trong lòng người đàn bà, những lòng ganh tỵ căm thù và thích dèm pha, người đàn bà đã làm cho chính mình đau khổ. Tình thương đương nhiên nhường bước trước những trở ngại lớn lao do tính ích kỷ và lòng ganh tỵ, nó đã giết tình thương yêu trong lòng người đàn bà.

Nó cũng đổi tình thương yêu trìu mến của người đàn ông cho vợ thành lòng giận dỗi lánh xa. Lòng ganh tỵ đã đưa người đàn bà thoát xa hạnh phúc và gần hố chán chường. Trong phương diện tình yêu, người đàn bà thường thường biểu lộ lòng ganh tỵ vì cho rằng người chồng hoặc người tình không yêu mình nhiều hơn mà trái lại đi yêu một người khác, tính đa nghi được dịp phát triển hòa với lòng ganh tỵ biến người đàn bà thành một người rắc rối mâu thuẫn và ích kỷ tột độ.

Trong gia đình, khi còn bé đứa con gái bao giờ cũng muốn cha mẹ nuông chiều âu yếm nhiều hơn là cậu con trai. Khi hai cha mẹ âu yếm với nhau, đứa con trai ngồi nhìn bằng cặp mắt “nai tơ” không tâm trí nào thì cô bé gái cảm thấy trong lòng mình dâng lên thứ lòng căm tức vì mình không được âu yếm vuốt ve của cha hay của mẹ, đứa con gái bao giờ cũng thích được cha mẹ thương yêu nhiều hơn, khi có lỗi đứa con gái muốn được cha mẹ bênh vực nhiều hơn là đứa con trai.

Lúc lớn lên người con gái khi chính thức biết yêu thì muốn người tình, người chồng của mình phải là một vật sở hữu của mình, họ bắt buộc người tình, người chồng luôn luôn nâng niu họ, âu yếm họ bằng những hành động thiết thực, rõ ràng mà không thích trả lời bằng cử chỉ, họ ưa giải quyết bằng hành động.

Theo người đàn bà, khi nói yêu là âu yếm, là nâng niu, là ôm ấp theo sau danh từ “anh yêu em tha thiết” đơn thuần. Người con gái nào cũng thế, khi yêu họ không nói lên bằng lời rằng âu yếm chiều chuộng nhưng chính trong thâm tâm họ lại muốn người yêu khi gặp mặt phải vồn vã, nâng niu, phải âu yếm. Không một cô gái nào mà không thích vuốt ve mơn trớn hay nựng nịu âu yếm của người tình trong khi gần gũi với nhau, người con gái vì bản tính cả thẹn nên không dám nói, lại nữa người đàn bà im lặng còn là một hành động nhận chia hạnh phúc giữa người tình và chính bản thân mình, họ im lặng để dò xét xem người tình yêu họ như thế nào, vì thế những cô gái im lặng hay cả thẹn, không phải từ chối mà trái lại họ thầm nói rằng: “Em đã yêu anh từ lâu rồi còn phải hỏi”. Trong khi đó nếu người con trai hiểu được “chỗ ngứa” của nàng thì thành công như trở bàn tay, nhưng ngược lại nếu không hiểu thì sẽ bị người con gái hiểu nhầm. Đó là một sự thật không chối cãi.

Đối với người con gái không làm gì cho họ thỏa mãn bằng được người tình hay chồng khen tặng những câu: “Em là người yêu duy nhất của anh”, “trên đời này chỉ có em là người mang đến cho anh tình yêu duy nhất”, “Tình yêu của em chính là con đường đưa anh đến vùng hào quang của ân tình” v.v..Những câu khen ngợi như vậy khiến cho lòng tự ái và ganh tỵ của người đàn bà được ve vuốt, tư tưởng “ta đây hơn người” được hình thành trong trí não người đàn bà, như vậy đối với họ là thỏa mãn lắm rồi mà không cần gì hơn nữa.

Một nhà phân tâm học Tây phương đã nói” “Đối với đàn bà, bạn hãy cố nói dối vì đàn bà không ưa nói thật, bạn cứ nói yêu đi dù lòng không hề mảy may xao xuyến trước sóng mắt của họ. Bạn cứ nói dối và đối với người đàn bà cũng thích bạn nói dối, dù biết rằng những lời nói dối của bạn là ảo tưởng mênh mông, nhưng tính phái nữ là thà nghe nói dối mà hay còn hơn là nói thật mà đau khổ”. Lời nói đó đã minh chứng và trình bày được phần nào tính tình phái yếu trong thái độ ganh tỵ và tự ái.

Lòng ganh tỵ của người đàn bà thường thường bao quát mênh mông, khi còn ấu thơ cho đến lúc tuổi già bao giờ cũng là một cố tật. Tuy nhiên, khi còn trẻ người đàn bà không cay cú nghiệt ngã bằng lúc tuổi già. Tại sao ? Tại vì khi tuổi đã về già, những tháng ngày kế cận đối với người con gái là một thống khổ triền miên, lúc đó họ tự cảm thấy mình bị mất ưu thế, uy quyền, nhan sắc tàn tạ, sức lực tiêu hao. Nói tóm lại lá bùa yêu không còn hiệu nghiệm nữa, lúc đó người đàn bà đánh giá được sự suy vong của mình trong những chuỗi ngày tàn tạ.

Càng thấy mình thua thiệt, người đàn bà càng hờn dỗi nhiều thêm, do đó lúc tuổi già người đàn bà trở thành khó khăn, gay gắt. Trong một gia đình, bạn đừng lấy làm lạ khi thấy mẹ chồng thường khắc nghiệt với nàng dâu chỉ vì khi còn nhỏ người mẹ chồng không chiếm được lòng yêu thương của chồng như con dâu bây giờ, hoặc vì khi còn xuân thì gia đình bà và ông không có hạnh phúc, bà đã sống những chuỗi ngày thê lương khô héo, do đó bây giờ khi thấy con dâu được yêu thương hơn, chiều chuộng hơn nhiều khiến lòng ganh tỵ được đặt trong tình thế bị động, làm cho người đàn bà nghiệt ngã.

Những cô em chồng, những bà chị chồng cũng đâm ra oán ghét cô em dâu, cô chị dâu chỉ vì thấy anh, em mình có vợ thì lòng yêu thương không còn nghiêng nặng cho mình mà đã bị chi phối bởi có em hay cô chị dâu, thế là lòng ganh tỵ lợi khơi nguồn và theo sau là sự nóng nảy cay cú mà ra.

Người đàn bà càng già, càng bất hạnh thì càng ganh tỵ nhiều hơn, cô gái nào càng xấu thì càng chưng diện, càng làm dáng và càng nuôi cao lòng tự ái, tính ganh tỵ và óc đa nghi ích kỷ. Đó là một sự thật hiển nhiên mà không ai chối cãi được. Trong lòng ganh tỵ, người đàn bà muốn tất cả đều dừng lại để chỉ cá nhân mình được vượt lên trên, trong gia đình đứa con gái muốn độc chiếm tình thương yêu của cha mẹ mà không chia sẻ cùng anh chị

Trong thân tộc, người con gái muốn đóng vai trò quan trọng hơn là tầm thường, ngoài xã hội người đàn bà thích làm thành cái đinh cho người chú ý ngưỡng mộ, cúi đầu.

Hành động của người con gái là muốn làm một hành động độc nhất vô nhị, nhan sắc người con gái muốn “trên đời có một vì sao, dưới đất có mình tao anh hùng”, có chồng thích được là người vợ được chồng cưng nhất. Khi không chiếm đoạt được những sở nguyện như trên, người đàn bà trở nên tàn nhẫn với chính mình và gia đình mình. Trong những vụ án giết người do người đàn bà là thủ phạm thì 90 % là do lòng tự ái mà ra. Một khi có lòng ganh tỵ, người đàn bà lại muốn trả thù một cách hung tợn.

Tóm lại, lòng ganh tỵ là một thứ nết hư tật xấu của người đàn bà, nó là một thứ nấm mồ dành để chôn vùi hạnh phúc và là một tính cách của người đàn bà.

QUAN NIỆM HÔN NHÂN VÀ HẠNH PHÚC GIỮA TRAI VÀ GÁI

Qua các phần vừa trình bày chúng ta thấy rằng người đàn ông thường quan niệm hạnh phúc và hôn nhân phải đi đôi, người con trai có điểm không giống người đàn bà là đối với phái nam yêu là chiếm bằng được và giải quyết bằng sự thành công lòng ham muốn của mình. Ngược lại, người đàn bà thì không , khi yêu họ quan niệm hạnh phúc và hôn nhân không cần phải đi đôi, mà chỉ chỉ cần chiếm một trong hai vấn đề hôn nhân và hạnh phúc, người đàn bà mong một hoặc hạnh phúc sau khi ăn ở với nhau, hoặc có hôn nhân mà chưa cần hạnh phúc. Quan niệm hạnh phúc theo người con trai là người vợ chung tình, ngoan ngoãn, ít nghi ngờ và không lẳng lơ.

Người đàn bà thì quan niệm hạnh phúc rằng người chồng phải quân tử, biết nuông chiều và làm đẹp lòng người vợ v.v…Nhận định chung thì người con trai và người con gái đều có điểm tương quan và dị đồng. Tương quan là cả hai thích sum họp, quân tử, thành thực. Dị đồng ở chỗ cá tính có nhiều chỗ khó vừa lòng nhau, như con trai thích rượu chè, vui đùa, thích đổi cũ thay mới, người đàn bà thì khuyết điểm ở chỗ lòng tự ái, thích ganh tỵ làm dáng, đa nghi, phô trương.

Nói tóm lại, người đàn bà quan trọng vật chất và lòng ham muốn cùng sở thích cá nhân, người đàn ông quan trọng ở tinh thần và vóc dáng bên ngoài.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Gia sư dạy kèm toán lý hóa anh cấp 1 2 3 tại nhà học sinh uy tín. Trung Tâm Dạy Kèm Trọng Tín

Trung tâm gia sư trọng tín, tập thể giáo viên dạy kèm dạy thêm Toán Lý Hóa từ lớp 6 đến 12 LTĐH tại Tphcm. Tuyển và cung cấp gia sư, giáo viên, sinh viên giỏi uy tín dạy kèm tại nhà Toán Lý Hóa Anh Sinh Văn ... Lớp 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 LTDH tại TPHCM. Tìm giáo viên sinh viên gia sư dạy kèm tại nhà ở các quận trên Tphcm : quận 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12, Bình Tân, Bình Chánh, Tân Bình, Thủ Đức, Củ Chi, Phú Nhuận, Nhà Bè, Hóc Môn, Gò Vấp, Bình Thạnh, Tân Phú, Bình Dương. Trung Tâm Gia Sư Trọng Tín là nơi dạy thêm, chỗ học thêm, địa chỉ dạy thêm toán lý hóa anh lớp 6 7 8 9 10 11 12 tại Tphcm. Tìm gia sư, giáo viên, sinh viên dạy kèm tại nhà liên hệ : ĐT: 0946321481, 0946069661, 0906873650, (028)66582811 Thầy Tính, Cô Oanh.
error: Content is protected !!
Chat hỗ trợ
Chat ngay