0946 069 661 | 0946 321 481 | Ôn cấp tốc THPT toán | Học tại trung tâm

TRUNG TÂM DẠY KÈM TRỌNG TÍN

GIỚI THIỆU GIA SƯ DẠY KÈM TẠI NHÀ
CÓ LỚP HỌC TOÁN, LÍ, HOÁ TẠI TRUNG TÂM

Giáo viên dạy kèm lớp 1 đến 12, ôn thi vào lớp 10, THPT
Gia sư giỏi kinh nghiệm dạy kèm tại nhà uy tín tại Tp.HCM

CUNG CẤP GIÁO VIÊN DẠY KÈM

LỚP 1->12, ÔN THI LỚP 10, THPT

Dạy kèm tại nhà học sinh

Đăng ký dạy kèm

Lớp dạy kèm mới

............................. 0946 321 481

LỚP HỌC TẠI TRUNG TÂM

TOÁN, LÍ, HOÁ 6->12

Học tại trung tâm  Thời khoá biểu  Học phí ............................. 0946 069 661

 Chào mừng quý khách đến với website: giasutrongtin.vn chạm tay vào số điện thoại để gọi, chân thành cảm ơn quý khách và hẹn gặp lại 

TẬN TÂM, HIỆU QUẢ

 Bạn đang lo lắng kết quả học tập của con mình?

Bạn cần tìm giáo viên dạy kèm tại nhà?

 Giáo viên dạy kèm hiệu quả trong thời gian ngắn. 

Có lớp toán, lí, hoá 6 đến 12 tại trung tâm.

Zalo: 0946069661

Trung Tâm Dạy Kèm Trọng Tín >> Phương trình hóa học >> Hóa học lớp 8 >> Đề thi học sinh giỏi hoá học lớp 8, Giải chi tiết dễ hiểu giúp HS tự học tại nhà

Đề thi học sinh giỏi hoá học lớp 8, Giải chi tiết dễ hiểu giúp HS tự học tại nhà

Đề thi học sinh giỏi hoá học lớp 8, Giáo viên giải chi tiết dễ hiểu giúp HS tự học tại nhà 

Đề thi học sinh giỏi hoá học lớp 8, Giải chi tiết dễ hiểu giúp HS tự học tại nhà Tphcm, giải bài tập hóa học lớp 8, đề thi học sinh giỏi hóa hóa học lớp 8 tại Tphcm.

Giới thiệu một số đề thi học sinh giỏi hoá 8

đề Bài

Đề  I

(Thời gian làm bài: 150 phút)

                

 

Bài 1 : Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:

        Để có dung dịch NaOH nồng độ 0,5M một học sinh làm như sau:

  1. A) Cân 20 g NaOH cho vào 980 g nước.
  2. B) Cân 20 g NaOH cho vào bình định mức dung tích 1 lít, hòa tan NaOH rồi thêm nước cho đủ 1 lít.
  3. C) Cân 20 g NaOH cho vào 1 lít nước.
  4. D) Cả 3 cách làm trên đều được.

Bài 2 : Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:

        Trên 2 đĩa cân A và B, đĩa cân A để 1 cốc thủy tinh đựng dung dịch NaOH, đĩa cân B để 1 cốc thủy tinh đựng dung dịch NaCl. Điều chỉnh cho cân thăng bằng rồi tiến hành thí nghiệm như sau:

        + Cho vào cốc ở đĩa cân A 5 g dung dịch CuSO4, xảy ra phản ứng :

        CuSO4 (dd)  + 2NaOH (dd)   Na2SO4 (dd)  +   Cu(OH)2 (r)

        + Cho vào cốc ở đĩa cân B 5 g dung dịch AgNO3 xảy ra phản ứng :

        NaCl (dd)  +  AgNO3 (dd)  NaNO3 (dd)  +  AgCl (r)

        Hiện tượng xảy ra là :

  1. A) Cân lệch về phía đĩa A.
  2. B) Cân lệch về phía đĩa B.
  3. C) Cân vẫn thăng bằng.

Bài 3 : Có hỗn hợp khí H2 và khí CO2. Trong các hình sau đây hình nào biểu diễn đúng hỗn hợp H2 và CO2:

Bài 4 : Sơ đồ sau đây biểu diễn cấu tạo nguyên tử một số nguyên tố, sơ đồ nào đúng :

Bài 5 : Cho các kim loại Al, Fe, Cu và các gốc –OH , –NO3 , –HCO3  , =SO4 , PO4.  Hãy viết các công thức của bazơ và muối tương ứng rồi gọi tên.

Bài 6 : Dẫn hỗn hợp A gồm 2 khí H2 và CO có tỉ khối so với khí H2 là 9,66 qua ống đựng Fe2O3 dư nung nóng. Kết thúc phản ứng thu được 16,8 g Fe. Tính thể tích hỗn hợp A (đktc) đã tham gia phản ứng.

Bài 7 : Cho 1,3 g Zn vào 200 ml dung dịch HCl 0,3M có khối lượng riêng 1,1 g/ml.

  1. Viết phương trình hoá học.
  2. Tính nồng độ % các chất trong dung dịch sau khi phản ứng kết thúc.
Đề II

(Thời gian làm bài: 150 phút)

Bài 1 : 1. Lựa chọn câu đúng, câu sai trong các câu sau :

  1. A) Nguyên tử trung hoà điện là do hạt nhân nguyên tử có số hạt proton bằng số hạt nơtron.
  2. B) Số hạt electron trong 1 phân tử Na2O là 30.
  3. C) Khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân.
  4. D) 1 mol khí oxi có khối lượng 16 g.
  5. E) Phân tử khối của H2SO4 là 98 g.
  6. Chọn các thí dụ ở cột (II) cho phù hợp với các khái niệm ở cột (I).
Khái niệm(I) Thí dụ (II)
A) Hợp chất 1)  H2SO4 ; O2 ; Fe ; K
B) Đơn chất 2)  Nước muối ; nước đường
C) Phân tử 3)  Ag ; Na2O ; Cl ; Pb
D) Nguyên tử 4)  Mg ; C ; Si ; Cu
E) Hỗn hợp 5)  NaOH ; CaCO3 ; H2O ; CH4
6)  Zn ; S ; N ; Na
7)  Nước cất; khí oxi

 Bài 2 : 1. Trong công nghiệp sản xuất axit HCl gồm các công đoạn sau :

Hoà tan muối ăn
vào nước

 

Lọc tạp chất

 

Làm bay hơi nước được dd bão hoà

 

 

                         (A)                                            (B)                             (C)


(G)                                            (E)                                (D)

        Hãy cho biết trong các công đoạn trên, công đoạn nào là sự biến đổi vật lí, công đoạn nào là sự biến đổi hoá học?

  1. Hãy lập các phương trình hoá học theo sơ đồ sau :

                                       KNO3              KNO2      +  O2

                   Al      +     H2SO4    Al2(SO4)3     +  H2

                    C       +     Fe3O4     Fe                      +  CO2

                   CaO  +     P2O5         Ca3(PO4)2

                   Al      +     Fe2O3     Al2O3        +   Fe

                   CH4   +     Cl2               CH3Cl       +  HCl

        Phản ứng nào là:

        + Phản ứng phân huỷ ?

        + Phản ứng hoá hợp ?

        + Phản ứng thế  ?

        + Phản ứng oxi hoá – khử ? Chỉ rõ chất khử, chất oxi hoá.

Bài 3 :        1. Có hai học sinh A và B. Nhìn khối cát to như một quả đồi, ước lượng thể tích  A nói : “khối cát khoảng 12 triệu m3”, B bảo : “khối cát chỉ khoảng 0,1 mol ” hạt cát” ”. Theo em, ai ước lượng khối cát lớn hơn ? và lớn hơn bao nhiêu lần ?  Cho rằng khối lượng riêng của cát là  2 g/cm3 và 1 hạt cát có khối lượng  g .

  1. Nung m g đá vôi, sau một thời gian giải phóng ra 2,24 lít khí CO2 (đktc). Lượng chất rắn còn lại cho vào 56,6 g nước được hỗn hợp (X) . Hoà tan hoàn toàn (X) bằng 100 gam  dung dịch HCl thấy thoát ra 1,12 lít (đktc) khí CO2. Dung dịch còn lại có khối lượng 300 gam.

        Tìm m.

  1. Chất rắn A màu xanh có thành phần Cu, S, O, H, trong đó nguyên tố oxi chiếm 57,6%. Đun nóng 50 g A thu được chất rắn B màu trắng có thành phần Cu, S, O và giải phóng 18 g H2O. Khối lượng S trong B bằng 1/2 khối lượng Cu. Một phân tử A có chứa 5 phân tử H2O. Xác định công thức của A, B.

 Bài 4 : Để khử  m g Fe2O3 thành Fe cần 13,44 lít (đktc) hỗn hợp khí CO và H2.

  1. Viết các phương trình hoá học.
  2. Tính m và % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp.

Cho tỉ khối của hỗn hợp khí so với khí C2H6 bằng 0,5.

Bài 5 :        Khử hoàn toàn m g Fe2O3 ở nhiệt độ cao bằng khí CO, lượng Fe thu được sau phản ứng cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch axit HCl, sau phản ứng thu được dung dịch FeCl2 và khí H2 . Nếu dùng lượng khí H2 vừa thu được để khử oxit của một kim loại hoá trị 2 thành kim loại thì khối lượng oxit bị khử cũng bằng m g.

  1. Viết các phương trình hoá học.
  2. Tìm công thức của oxit.
Đề III

(Thời gian làm bài: 90 phút)

Bài 1 :

  1. Cho các hiện tượng :
  2. a) Rượu nhạt lên men thành giấm
  3. b) Tấm tôn gò thành chiếc thùng
  4. c) Muối ăn hoà tan trong nước thành dung dịch muối ăn.
  5. d) Nung đá vôi thành vôi sống
  6. e) Tôi vôi.

        Hiện tượng hoá học là :

  1. A) a, b, c, ;   B) b, c, d ;   C) c, d, e, ;  D) a, d, e.

        Chọn câu đúng.

  1. Hãy chỉ rõ các câu đúng, câu sai trong các câu sau :
  2. A) Số nguyên tử Fe trong 2,8 gam Fe nhiều hơn số nguyên tử Mg có trong 1,4 gam Mg.
  3. B) Dung dịch muối ăn là một hỗn hợp.
  4. C) 0,5 mol O có khối lượng 8 gam.
  5. D) 1 nguyên tử Ca có khối lượng 40 gam.

Bài 2 :

  1. Cho hoá trị của các nguyên tố và các gốc axit như sau :
  2. a) Hãy viết công thức hoá học các chất có thành phần :

        – Gồm K với:  Cl ; SO4 ; PO4

        – Gồm Al với : S ; CO3 ; PO4

        – Gồm H với : N ; C ; SO4

        – Gồm Mg với : CO3 ; SO4 ; PO4

  1. b) Xác định hoá trị của N trong các hợp chất sau : NH3 ; NO2  ; NxOy.
  2. Tìm số phân tử H2O để có khối lượng bằng khối lượng của 0,25 mol Mg.

Bài 3 :        1. Đá vôi được phân huỷ theo phương trình hoá học sau:

                      CaCO3          CaO   +   CO2

        Sau một thời gian nung thấy khối lượng chất rắn ban đầu giảm 22 %. Biết khối lượng đá vôi ban đầu là 50 gam, tính khối lượng đá vôi đã bị phân huỷ.

  1. Có một chiếc ca làm bằng kim loại nhôm, làm thế nào xác định được số nguyên tử Al có trong chiếc ca nhôm ? (nêu cách làm và cho biểu thức tính) . Biết trong phòng thí nghiệm có dụng cụ để xác định khối lượng và thể tích.

Bài 4 : Trên 2 đĩa cân để 2 cốc đựng dung dịch HCl và H2SO4 cân ở vị trí thăng bằng.

– Cho vào cốc đựng dung dịch HCl  25 g CaCO3.

– Cho vào cốc đựng dung dịch H2SO4 a g Al.

Sau một thời gian cân vẫn ở vị trí thăng bằng. Tính a, biết có các phản ứng sau xảy ra:

        CaCO3          +  HCl                 CaCl2          +   CO2  + H2O

        2Al      +  3H2SO4           Al2(SO4)3   +   3H2

Bài 5 : 1. Tìm công thức của muối vô cơ X có thành phần như sau :

46,94% natri  ; 24,49% cacbon ; 28,57% nitơ về khối lượng.

  1. Một khoáng vật chứa 31% silic ; 53,6% oxi còn lại là nhôm và beri. Xác định công thức của khoáng vật. Biết Be có hoá trị 2.

             ( Học sinh được sử dụng bảng HTTH để xác định nguyên tử khối.)

Hướng Dẫn Giải

Đề  I

Bài 1 : (0,5 điểm). Câu đúng: B.

Bài 2 : ( 0,5 điểm). Câu đúng: C.

Bài 3 : ( 0,5 điểm). Câu đúng là D.

Bài 4 : ( 0,5 điểm). Câu đúng là A. và C.

Bài 5: ( 2,0 điểm)

        Al(OH)3 : nhôm hiđroxit ; Al(NO3)3 : Nhôm nitrat ; Al(HCO3)3:
Nhôm hiđrocacbonat ; Al2(SO4)3 : Nhôm sunfat ; AlPO4 : Nhôm photphat.                                                                                        (0,5 điểm)

        Fe(OH)3 : sắt (III) hiđroxit ; Fe(NO3)3 : sắt (III) nitrat ; Fe(HCO3)3  : sắt (III) hiđrocacbonat ; Fe2(SO4)3 : sắt (III) sunfat ; FePO4 : sắt (III) photphat.                                                                                 0,5 điểm)

         Fe(OH)2 : sắt (II) hiđroxit ; Fe(NO3)2 : sắt (II) nitrat ; Fe(HCO3)2 :
sắt (II) hiđrocacbonat ; FeSO4 : sắt (II) sunfat ; Fe3(PO4)2 : sắt (II) photphat.    

                                                                                       (0,5 điểm)

        Cu(OH)2 : đồng hiđroxit ; Cu(NO3)2 : đồng  nitrat ; Cu(HCO3)2  :
Đồng  hiđrocacbonat ;  CuSO4 : đồng sunfat ; Cu3(PO4)2 : đồng  photphat.    

                                                                                      (0,5 điểm)                                     

Bài 6 : ( 3,0 điểm)

        Gọi số mol H2 trong hỗn hợp A là x, số mol CO là y. Ta có:

          =>                                                                                                                                                   (1,0 điểm)

        Phương trình hoá học :

        3H2  +  Fe2O3  2Fe +3H2O                    (1)                        (0,25 điểm)

        3CO  +  Fe2O3   2Fe  + 3CO2                (2)               (0,25 điểm)

        Gọi số mol H2 tham gia phản ứng là a mol thì số mol CO tham gia
phản ứng là 2a.

      Theo phương trình hoá học (1), số mol Fe tạo thành sau phản ứng : .

                                                                                    (0,25 điểm)               

        Theo phương trình hoá học (2), số mol Fe tạo thành sau phản ứng : .

                                                                                      (0,25 điểm)

        Số mol Fe tạo thành do 2 phản ứng : + = 2a =  => a = 0,15

                                                                                      (0,5 điểm)

          Vậy thể tích hỗn hợp A (đktc) là: (0,15  +  0,3) . 22,4 = 10,08 (lít)                                                                                          (0,5 điểm)

Bài 7 : (3,0 điểm)

  1. Phương trình hoá học:

                             Zn  +  2HCl  ZnCl2  +  H2                      (0,5 điểm)

  1. Tính nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch sau phản ứng:

        Theo phương trình: số mol HCl =  2 số mol Zn

                                                (0,25 điểm)              

        Số mol ZnCl2 =  số mol Zn = 0,02 mol

          Số mol H2 = số mol Zn = 0,02 mol                                                   (0,25 điểm)

        – Khối lượng HCl dư sau phản ứng: (0,3.0,2 – 0,04). 36,5 = 0,73 (g)

                                                                                      (0,125 điểm)

        – Khối lượng ZnCl2 = 0,02.136 = 2,72 (g)                       (0,125 điểm)

        – Khối lượng H2 = 0,02. 2= 0,04 (g)                                (0,25 điểm)

        – Khối lượng dung dịch sau phản ứng: 1,3 + 200.1,1 – 0,04 =221,26 (g)

                                                                                                (0,25 điểm)

        – Nồng độ % các chất :

        – Nồng độ % HCl : C% =                        (0,5 điểm)

        – Nồng độ % ZnCl2 : C% =                       (0,5 điểm)

Đề II

Bài 1 : ( 3,5 điểm)

        1.(1.0 điểm)

        Câu đúng : B. ; C.

        Câu sai: A. ; D.

  1. (2,5 điểm)
Cột (I) Cột (II)
A) 5)
B) 4)
C) 1) ; 4) ; 5) ; 7)
D) 4) và 6)
E) 2)

Bài 2 : ( 4.5 điểm)

  1. (1.5 điểm)

        + Các công đoạn biến đổi vật lí: (A) ; (B) ; (C) ; (G).

        + Các công đoạn biến đổi hoá học: (D) ; (E) .

        2.( 3.0 điểm)

        2KNO3                    2KNO2  +  O2                 ( phản ứng phân huỷ)

        2Al + 3H2SO4          Al2(SO4)3  +  3H2  (phản ứng thế)

        2C      +  Fe3O4    3Fe  +  2CO2            (phản ứng oxi hoá – khử)

                                                (C là chất khử, Fe3O4 là chất oxi hoá)

        3CaO  +  P2O5          Ca3(PO4)2             (phản ứng hoá hợp)

        2Al    +   Fe2O3  Al2O3 + 2Fe               (phản ứng hoá – khử)

                                                (Al là chất khử, Fe2O3 là chất oxi hoá)

        CH4     +    Cl2          CH3Cl + HCl                 (phản ứng thế)

Bài 3 : ( 5.0 điểm )

1.( 1.5 điểm)

+  Theo B : 0,1 mol ” hạt cát có số hạt cát: 6.1023. 0,1 = 6.1022 hạt cát .

Khối lượng của 6.1022 hạt cát là :  (g) = 6.1012 (tấn).

Thể tích khối cát :  m3 = 3.1012 m3.

+ Theo A thể tích khối cát 12.106 m3.

Vậy khối cát B nói lớn hơn khối cát A nói :  = 2,5.105  = 250.000 (lần).

        2.( 1.5 điểm)

        Theo định luật bảo toàn khối lượng:

        m –  + 56,6 + 100 – 44 = 300

        m – 4,4 + 156,6 – 2,2 = 300

        m = 150 (g)

  1. ( 2,0 điểm)

        Số mol A:  => khối lượng mol A : 250 (g).

Trong 1 mol A có :

Khối lượng oxi : 0,576.250 = 144 (g).

Khối lượng H = 10 (g).

Khối lượng S = (250 – 144 – 10): 3 = 32 (g).

        Khối lượng Cu = 64 (g).

        Trong 1 phân tử A có : 1 nguyên tử Cu, 1 nguyên tử S ,  5 phân tử H2O và 4 nguyên tử O.

        Công thức của A: CuSO4.5H2O ;        B: CuSO4

Bài 4 : ( 4.0 điểm)

        1.(1.0 điểm)

        Các phương trình hoá học:

                   3CO  + Fe2O3  2Fe  +  3CO2               (1)

                   3H2  +  Fe2O3  2Fe  + 3H2O                (2)

  1. ( 3.0 điểm)

        Gọi số mol CO trong hỗn hợp là a ; số mol H2 là b

        a+b == 0,6 (mol)

        Vì tỉ khối của hỗn hợp so với khí C2H6 là 0,5 nên :

        28a + 2b  = 30.0,5.0,6 = 9

        Giải được a = 0,3 (mol) ; b = 0,3 (mol).

        = = 50%

        Theo pthh (1) ; (2) : số  mol Fe2O3 = 1/3 số mol hỗn hợp = 0,2 mol.

          => Khối lượng của Fe2O3 = 0,2.160 = 32 (g).

Bài 5 : (3.0 điểm)

  1. Các phương trình hoá học:

                   Fe2O3          + 3CO             2Fe + 3CO2                 (1)

                    Fe      +  2HCl   FeCl2  +  H2               (2)

                   H2      +  MO             M  +  H2O                   (3)    

        ( M: là kim loại hoá trị 2)

  1. Tìm công thức oxit:

        Theo các phương trình (1) ; (2) ; (3) nếu số mol Fe2O3  bị khử là a mol thì:

        Số mol MO = số mol H2 = số mol Fe = 2.số mol Fe2O3 = 2a mol. Vì khối lượng 2 oxit bị khử bằng nhau nên :  160a = 2a(M+16)  => M = 64 vậy oxit kim loại là CuO.

Đề III

Bài 1 : ( 4 điểm)

  1. Câu trả lời đúng là câu D.
  2. Câu đúng: B, C.

          Câu sai : A, D.

Bài 2 : ( 4 điểm)

  1. a) Các công thức của K : KCl ; K2SO4 ; K3PO4.

          Các công thức của Al : Al2S3 ; Al2(CO3)3 ; AlPO4.

          Các công thức của H : NH3 ; CH4 ; H2SO4.

          Các công thức của Mg : MgCO3 ; MgSO4 ; Mg3(PO4)2.

  1. b) Trong NH3 : N có hoá trị 3.

          Trong NO2 : N có hoá trị  4.

          Trong NxOy : N có hoá trị 2y/x.

  1. Khối lượng Mg = 0,25. 24 = 6 gam => số mol H2O có khối lượng 6 gam: = mol.

        => số phân tử H2O =  phân tử.

Bài 3 : (4 điểm)

  1. Khối lượng chất rắn giảm = k/l CO2 = 50.0,22 = 11(g) => số mol CO2= 11/44 = 0,25 mol.

        Theo pthh,  khối lượng CaCO3 đã bị phân huỷ : 0,25. 100 = 25 gam.

  1. Cách làm: Cân chiếc ca nhôm để tìm khối lượng, giả sử được a gam.

        => số mol Al = a/27 (mol).

        => Số nguyên tử Al = a/27.N = a/27. 6,023.1023 nguyên tử Al.

Bài 4 : (4 điểm)

        Phương trình hoá học:

CaCO3  +  2HCl           CaCl2  +   CO2  + H2O

        2Al  +  3H2SO4            Al2(SO4)3  +   3H2

        Theo định luật bảo toàn khối lượng, khối lượng cốc đựng HCl tăng thêm:

                             25 – 0,25. 44 = 14 gam

        Để cân thăng bằng khối lượng ở cốc H2SO4  cũng phải tăng 14 gam:

                             a = 14  + => a =  (g) = 15,75 (g).

Bài 5 : (4 điểm)

  1. Công thức muối : NaCN.
  2. Công thức khoáng vật : Al2O3.3BeO.6SiO2 .

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

XEM THÊM

Gia sư dạy kèm toán lý hóa anh cấp 1 2 3 tại nhà học sinh uy tín. Trung Tâm Dạy Kèm Trọng Tín

Trung tâm gia sư trọng tín, tập thể giáo viên dạy kèm dạy thêm Toán Lý Hóa từ lớp 6 đến 12 LTĐH tại Tphcm. Tuyển và cung cấp gia sư, giáo viên, sinh viên giỏi uy tín dạy kèm tại nhà Toán Lý Hóa Anh Sinh Văn ... Lớp 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 LTDH tại TPHCM. Tìm giáo viên sinh viên gia sư dạy kèm tại nhà ở các quận trên Tphcm : quận 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12, Bình Tân, Bình Chánh, Tân Bình, Thủ Đức, Củ Chi, Phú Nhuận, Nhà Bè, Hóc Môn, Gò Vấp, Bình Thạnh, Tân Phú, Bình Dương. Trung Tâm Gia Sư Trọng Tín là nơi dạy thêm, chỗ học thêm, địa chỉ dạy thêm toán lý hóa anh lớp 6 7 8 9 10 11 12 tại Tphcm. Tìm gia sư, giáo viên, sinh viên dạy kèm tại nhà liên hệ : ĐT: 0946321481, 0946069661, 0906873650, (028)66582811 Thầy Tính, Cô Oanh.
error: Content is protected !!
Chat hỗ trợ
Chat ngay