0946 069 661 | 0946 321 481 | Ôn cấp tốc THPT toán | Học tại trung tâm

TRUNG TÂM DẠY KÈM TRỌNG TÍN

GIỚI THIỆU GIA SƯ DẠY KÈM TẠI NHÀ
CÓ LỚP HỌC TOÁN, LÍ, HOÁ TẠI TRUNG TÂM

Giáo viên dạy kèm lớp 1 đến 12, ôn thi vào lớp 10, THPT
Gia sư giỏi kinh nghiệm dạy kèm tại nhà uy tín tại Tp.HCM

CUNG CẤP GIÁO VIÊN DẠY KÈM

LỚP 1->12, ÔN THI LỚP 10, THPT

Dạy kèm tại nhà học sinh

Đăng ký dạy kèm

Lớp dạy kèm mới

............................. 0946 321 481

LỚP HỌC TẠI TRUNG TÂM

TOÁN, LÍ, HOÁ 6->12

Học tại trung tâm  Thời khoá biểu  Học phí ............................. 0946 069 661

 Chào mừng quý khách đến với website: giasutrongtin.vn chạm tay vào số điện thoại để gọi, chân thành cảm ơn quý khách và hẹn gặp lại 

TẬN TÂM, HIỆU QUẢ

 Bạn đang lo lắng kết quả học tập của con mình?

Bạn cần tìm giáo viên dạy kèm tại nhà?

 Giáo viên dạy kèm hiệu quả trong thời gian ngắn. 

Có lớp toán, lí, hoá 6 đến 12 tại trung tâm.

Zalo: 0946069661

Trung Tâm Dạy Kèm Trọng Tín >> Phương trình hóa học >> Hóa học lớp 8 >> Giải hóa học 8 giải toán hóa học lớp 8 chất dư hết sau phản ứng hóa học

Giải hóa học 8 giải toán hóa học lớp 8 chất dư hết sau phản ứng hóa học

DẠNG BÀI TẬP CÓ LƯỢNG CHẤT DƯ HẾT, GIẢI TOÁN HÓA HỌC LỚP 8 CHẤT DƯ HẾT SAU PHẢN ỨNG

  1. Dạng bài

Bài toán cho biết lượng của hai chất tham gia và yêu cầu tính lượng chất tạo thành. Trong số hai chất tham gia phản ứng sẽ có một chất phản ứng hết, chất kia có thể phản ứng hết hoặc dư.

Lượng chất tạo thành tính theo lượng chất nào phản ứng hết, do vậy trước khi làm bài cần phải tìm xem trong hai chất đã cho, chất nào phản ứng hết.

  1. Phương pháp

Giả sử có phản ứng hóa học: aA + bB ——- > cC + dD.

Cho nA là số mol chất A, và nB là số mol chất B

nA/a = nB => A và B là 2 chất phản ứng hết (vừa đủ)

 nA/a > nB => Sau phản ứng thì A còn dư và B đã phản ứng hết

nA/a < nB    => Sau phản ứng thì A phản ứng hết và B còn dư

Tính lượng các chất theo chất phản ứng hết.

  1. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1. Cho 6,5 gam kẽm tác dụng với 36,5 g dung dịch HCl. Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng.

nZn=6,5/65 =0,1 mol, nHCL= 3,65/36,5 = 0,1 mol

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Theo phương trình: 1 mol  2 mol      1 mol

Theo đầu bài         : 0,1 mol 0,1 mol 0,05 mol

Xét tỉ lệ: 0,1/1 > 0,1 /2 => Zn dư, Khối lượng các chất tính theo lượng HCl

 mZnCL2 =0,05X 136 = 6,8 (g)

Ví dụ 2. Khi cho miếng nhôm tan hết vào dung dịch HCl có chứa 0,2 mol thì sinh ra 1,12 lít khí hidro (đktc).

Tính khối lượng miếng nhôm đã phản ứng

Axit clohidric còn dư hay không? Nếu còn dư thì khối lượng dư là bao nhiêu?

Lưu ý: Các lượng chất được tính theo lượng của sản phẩm

Phương trình phản ứng hóa học:      2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Theo phương trình:                          2 mol   6 mol                     3 mol

Theo đầu bài:                                             0,2 mol                 0,05 mol

                                                         1/30 mol    0,1 mol                 0,05 mol

Số mol của Al  là nAl = 2×0,05/3 =1/30

Khối lượng của Al phản ứng là mAl = 1/30×27 = 0,9g

Số mol của HCl là nHCl = 6×0,05/3 = 0,1 mol

Số mol HCl dư = Số mol HCl ban đầu – Số mol HCl phản ứng = 0,2 – 0,1 = 0,1 mol

=> Khối lượng HCl dư là: 0,1 x 36,5 = 3,65g

Ví dụ 3: Cho 13 gam Kẽm tác dụng vứi 24,5 gam H2SO4, sau phản ứng thu được muối ZnSO4, khí hidro (đktc) và chất còn dư 

a) Viết phương trình phản ứng hóa học 

b) Tính thể tích (đktc) khí hidro sinh ra.

c) Tính khối lượng các chất còn lại sau phản ứng 

Hướng dẫn giải 

a) Phương trình phản ứng hóa học:

Zn + H2SO4 (loãng) → ZnSO4 + H2

b) nZn = 13/65 = 0,2 mol 

nH2SO4 =  24,5/98= 0,25 mol      

Phương trình phản ứng hóa học: Zn + H2SO4 (loãng) → ZnSO4 + H2

Theo phương trình:                      1 mol     1 mol                               1 mol         

Theo đầu bài:                               0,2 mol   0,25 mol

Xét tỉ lệ: 0,2/1 < 0,25/1     

Zn phản ứng hết, H2SO4 dư, phản ứng tính theo số mol Zn                                             

Số mol của khí H2 phản ứng là: nZn = nH2 = 0,2 mol 

Thể tích khí H2 bằng: VH2 = 0,2 . 22,4 = 4,48 lít

c) Chất còn lượng sau phản ứng là ZnSO4 và H2SO4

Số mol của ZnSO4 bằng: nZnSO4 = nZn = 0,2 mol 

Khối lượng của ZnSO4 bằng: mZnSO4 = 0,2 . 161 = 32,2 gam 

Số mol của H2SO4 dư = Số mol của H2SO4 ban đầu – Số mol của H2SO4 phản ứng = 0,25 – 0,2 = 0,05 mol 

Khối lương H2SO4 dư = 0,05 . 98 = 4,9 gam

Ví dụ 4. Sắt tác dụng với dung dịch CuSO4 theo phương trình: 

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Nếu cho 11,2 g sắt vào 40 g CuSO4. Tính khối lượng Cu thu được sau phản ứng.

Hướng dẫn giải

nFe = mFe/MFe = 11,2/56 = 0,2 (mol)

nCuSO4 = mCuSO4/MCuSO4 = 40/160 = 0,25 (mol)

Phương trình hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Theo phương trình:     1         1                 1         1

Theo đầu bài:              0,2       0,25

Phản ứng:                   0,2       0,2           0,2       0,2

Sau phản ứng CuSO4 dư, Fe phản ứng hết. 

mCu = nCu.MCu = 0,2.64 = 12,8 (gam)

Ví dụ 5. Cho sắt tác dụng với dd axit H2SO4 theo sơ đồ sau:

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Có 22,4 g sắt tác dụng với 24,5 g H2SO4. Tính:

a) Thể tích khí H2 thu được ở đktc.

b) Khối lượng các chất còn lại sau phản ứng.

Hướng dẫn giải bài tập

nFe = 22,4/56 = 0,4 (mol)

nH2SO4 = mH2SO4/MH2SO4 = 24,5/9 = 0,25 (mol)

Phương trình phản ứng: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Theo phương trình:         1        1              1              1

Theo phản ứng:             0,4       0,25    

Theo đầu bài:               0,25      0,25         0,25       0,25

Sau phản ứng:            0,15        0             

a) VH2 = nH2.22,4 = 0,25.22,4 = 5,6 lít 

b) Các chất còn lại sau phản ứng là 

mCuSO4 = nCuSO4.MCuSO4 = 0,25.152 = 38 (gam)

mFe dư = nFe. MFe = 0,15.56 = 8,4 (gam)

  1. Bài tập vận dụng

Câu 1. Cho 8,1g nhôm vào cốc đựng dung dịch loãng chứa 29,4g H2SO4.

a) Sau phản ứng nhôm hay axit còn dư?

b) Tính thể tích H2 thu được ở đktc?

c) Tính khối lượng các chất còn lại trong cốc?

Hướng dẫn giải bài tập 

Phương trình hóa học 

Phương trình phản ứng:

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

nAl = 8,1/27 = 0,3mol

nH2SO4 = 29,4/98 = 0,3mol

Lập tỉ lệ 0,3/2 > 0,3/3

⇒ Al dư.

b,Theo pt: nH2 = nH2SO4 = 0,3mol

⇒ VH2 = 0,3.22,4 = 6,72l

c,

nAl(dư) = 0,3−0,3.23 = 0,1mol.

⇒ mAl(dư) = 0,1.27 = 2,7g

Theo pt: nAl2(SO4)3 = 13nH2SO4 = 0,1mol

⇒mAl2(SO4)3 = 0,1.342 = 34,2g.

(Đáp án: a) Al dư, b) 6,72 lít, c) m H2SO4 =34,2g, m Al dư = 2,7g)

Câu 2. Cho một lá nhôm nặng 0,81g dung dịch chứa 2,19g HCl

a) Chất nào còn dư, và dư bao nhiêu gam

b) Tính khối lượng các chất thu được sau phản ứng là?

Đáp án hướng dẫn giải 

nAl = 0.81/27 = 0.03 (mol)

nHCl = 2.19/36.5 = 0.06 (mol)

                2Al + 6HCl →2AlCl3 + 3H2

Ban đầu: 0.03 : 0.06

P/ứ :        0.02 ← 0.06 → 0.02 → 0.03

Sau p/ứ: 0.01       0         0.02      0.03

mAl dư = 0.01×27 = 0.27 (g)

mAlCl3 = 0.02×133.5 =2.67 (g)

(Đáp án: a) Al dư, b) m AlCl3 =2,67g, m Al dư = 0,27g)

Câu 3. Trộn 2,24 lít H2 và 4,48 lít khí O2 (đktc) rồi đốt cháy. Hỏi sau phản ứng khí nào dư, dư bao nhiêu lít? Tính khối lượng nước tạo thành?

Đáp án hướng dẫn giải 

2H2 + O2 → 2H2O

nH2 = V/22,4 = 2,24/22,4 =0,1mol

nO2 = V/22,4 = 4,48/ 22,4 = 0,2mol

Lập tỉ lệ ta có :nH2/2 < nO2/1 (0,12<0,21) ⇒ O2dư, tính theo H2

nO2 tham gia = nH2/2 = 0,1/2 = 0,05 mol 

nO2 dư = 0,2−0,05 = 0,15mol

VO2 dư = n×22,4 = 0,15×22,4 = 3,36l

nH2O = nH2=0,1mol

mH2O= n×M = 0,1×18 = 1,8g

(Đáp án: O2 dư và dư 3,36 lít, m H2O =1,8g)

Câu 4. Đốt chát 6,2 g photpho trong bình chưa 6,72 lít khí O2 (đktc)

a) Chất nào còn dư, và dư bao nhiêu?

b) Tính khối lượng sản phẩm thu được?

Đáp án hướng dẫn giải

Số mol theo đề bài

nP = 6,2/31 = 0,2 (mol)

nO2 = 6,72/22,4 =0,3 (mol)

Phương trình phản ứng 

                      4P + 5O2 → 2P2O5

Theo đề bài:  0,2   0,3

Phản ứng   :  0,2 0,25             0,1

Sau phản ứng: 0 0,05            0,1

=> Sau phản ứng oxi dư, các chất tính theo chất hết 

mO2 dư = 0,05 x 32 =1,6 (g)

b) P2O5 là chất tạo thành

mP2O5 = 0,1 x 142 = 14,2 (g)

(Đáp án: a) O dư, 1,6g, b) m P2O5 = 14,2g)

Câu 5. Đốt 4,6 g Na trong bình chứa 4,48 lít O2 (đktc)

a) Sau phản ứng chất nào dư, dư bao nhiêu gam?

b) Tính khối lượng chất tạo thành?

Đáp án hướng dẫn giải

a, Phương trình hóa học

4Na + O2 2Na2O

Số mol theo đề bài

nNa = 4,6/23 = 0,2 mol.

nO2 = 4,48/22,4 =  0,2 mol.

Lập tỉ lệ: 0,2/4 < 0,2/1⇒ O2 dư.

 nO2(dư) = 0,2 − 0,2.1/4 = 0,15 mol.

⇒ mO2(dư) = 0,15.32 = 4,8 g.

b,

Theo phương trình ta có:  nNa2O = 1/2nNa = 0,1 mol.

⇒ mNa2O = 0,2.62 = 6,2 g.

(Đáp án: a) Oxi dư, 4,8g, b) m Na2O =6,2g)

Câu 6. Cho 5,6 Fe vào bình dung dịch chưa 14,7g H2SO4

a) Tính thể tích H2 tối ta thu được (đktc)

b) Tính khối lượng FeSO4 tạo thành

Đáp án hướng dẫn giải 

nFe = 5,6/56 = 0,1 (mol)

nH2SO4 =14,7/98 =0,15(mol)

Phương trình:

                                Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Theo phương trình:  0,1  0,15           0          0 mol

Phản ứng:                0,1  0,1             0,1        0,1 mol

Sau phản ứng:          0     0,05           0,1       0,1 mol

a) VH2(đktc) = 0,1.22,4 = 2,24 (l)

b) mFeSO4 = 0,1.152 = 15,2 (g)

(Đáp án: a) 2,24l, b) m FeSO4 =15,2g)

Câu 7. Cho 10g CaCO3 vào dung dịch chứa 3,65 g HCl

a) Sau phản ứng chất nào dư và dư bao nhiêu gam?

b) Tính thể tích CO2 thu được ở đktc?

c) Muốn phản ứng xảy ra vừa đủ, cân phải thêm chất nào và thêm vào bao nhiêu gam?

Đáp án hướng dẫn giải 

a)

Phương trình hóa học

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2

nCaCO3 = 10/100 = 0,1 mol.

nHCl = 3,65/36,5 = 0,1 mol.

Lập tỉ lệ: 0,1/1>0,1/2 ⇒ CaCO3 dư.

⇒ nCaCO3(dư) = 0,1−0,1.12 = 0,05 mol.

⇒ mCaCO3(dư) = 0,05.100 = 5 g.

b) Theo phương trình

nCO2 = 1/2nHCl = 0,05 mol.

⇒VCO2 = 0,05.22,4 = 1,12 lít.

c) Thêm HCl

nHCl(đủ) = 2nCaCO3 = 0,2 mol.

⇒ nHCl(thêm) = 0,2−0,1 = 0,1 mol.

⇒ mHCl(thêm) = 0,1.36,5 = 3,65 g.

(Đáp án: a) CaCO3 dư, 5g, b) 1,12 lít, c) Thêm HCl, 3,65g)

Câu 8. Cho sơ đồ phản ứng sau:

NaOH + FeCl3 → NaCl + Fe(OH)3

Biết có 6g NaOH đã được cho vào dung dịch chứa 32,5g FeCl3, khuấy đều

Chất nào còn dư sau phản ứng, dư bao nhiêu gam?

Tính khối lượng kết tủa thu được

(Đáp án: a) FeCl3 dư, 24,375g, b) m Fe(OH)3 = 5,35g)

Câu 9. Hoà tan 20,4g Al2O3 vào dung dịch chứa 17,64 g H2SO4. Tính khối lượng Al2(SO4)3

(Đáp án: m Al2(SO4)3 =30,78g)

Câu 10. Nhôm tác dụng với axit sunfuric H2SO4 theo sơ đồ sau:

Nhôm + axit sunfuric → nhôm sunfat + khí hidro

Cho 8,1 g Al vào dung dịch H2SO4 thì thể khí Hidro thu được là 6,72 lít khí hidro

  1. a) Tính khối lượng muối thu được
  2. b) Al dư hay hết, nếu dư thì dư bao nhiêu gam?

(Đáp án: a) Al2(SO4)3 =34,2 g, b) Al dư và dư 2,7g)

Giải hóa học 8 giải những bài toán hóa học lớp 8 chất dư hết sau phản ứng hóa học

Giai hoa hoc chat du het

Tim khoi luong chat du hoa hoc lop 8

Giai hoa hoc lop 8 du het sau phan ung

Giai hoc hoc lop 8 toan kho luong chat du het

So mol du het sau phan ung.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

XEM THÊM

Gia sư dạy kèm toán lý hóa anh cấp 1 2 3 tại nhà học sinh uy tín. Trung Tâm Dạy Kèm Trọng Tín

Trung tâm gia sư trọng tín, tập thể giáo viên dạy kèm dạy thêm Toán Lý Hóa từ lớp 6 đến 12 LTĐH tại Tphcm. Tuyển và cung cấp gia sư, giáo viên, sinh viên giỏi uy tín dạy kèm tại nhà Toán Lý Hóa Anh Sinh Văn ... Lớp 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 LTDH tại TPHCM. Tìm giáo viên sinh viên gia sư dạy kèm tại nhà ở các quận trên Tphcm : quận 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12, Bình Tân, Bình Chánh, Tân Bình, Thủ Đức, Củ Chi, Phú Nhuận, Nhà Bè, Hóc Môn, Gò Vấp, Bình Thạnh, Tân Phú, Bình Dương. Trung Tâm Gia Sư Trọng Tín là nơi dạy thêm, chỗ học thêm, địa chỉ dạy thêm toán lý hóa anh lớp 6 7 8 9 10 11 12 tại Tphcm. Tìm gia sư, giáo viên, sinh viên dạy kèm tại nhà liên hệ : ĐT: 0946321481, 0946069661, 0906873650, (028)66582811 Thầy Tính, Cô Oanh.
error: Content is protected !!
Chat hỗ trợ
Chat ngay